Khu vực biên giới trên đất liền được quy định như thế nào theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003?
Theo Luật Biên giới quốc gia, khu vực biên giới trên đất liền được quy định như thế nào?
Căn cứ Luật Biên giới Quốc gia 2003. Tại Điều 6 Luật Biên giới Quốc gia 2003 có quy định về khu vực biên giới như sau:
Điều 6
Khu vực biên giới bao gồm:
1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.
Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định 140/2004/NĐ-CP có hướng dẫn: Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.
Khu vực biên giới trên đất liền được quy định như thế nào theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm theo Luật Biên giới quốc gia 2003?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Biên giới quốc gia 2003, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
- Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
- Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
- Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
- Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 35 Luật Biên giới quốc gia 2003 như sau:
Điều 35
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
5. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Như vậy, hiện nay có 09 nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia. Bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
- Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
- Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?