Khu vực công là gì? Người làm ở khu vực công sẽ được tăng lương từ ngày 01/07/2024 theo Nghị quyết 27 đúng không?
Khu vực công là gì?
Khu vực công hay khu vực nhà nước là khu vực mà trong đó dùng để phân biệt với khu vực tư nhân (khu vực không phải nhà nước). Khu vực nhà nước là khu vực hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị mà nhà nước là người quyết định. Trong khi đó khu vực tư nhân là khu vực hoạt động do tư nhân quyết định. Tuy nhiên, nhà nước có ảnh hưởng đến sự quyết định của khu vực tư nhân thông qua hệ thống văn bản pháp luật cũng như các quy tắc, quy chế điều tiết của nhà nước trong từng thời kỳ.
Một cách quan niệm khác hay một cách định nghĩa khác về khu vực công - khu vực nhà nước, là căn cứ vào tính chất sở hữu. Khu vực cùng là khu vực tập hợp tất cả những gì thuộc sở hữu nhà nước (hay như nhiều quốc gia nói thuộc sở hữu toàn dân). Đây cũng là cách phân biệt cụ thể nhất hai khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
*Lưu ý: Khái niệm trên được tham khảo từ tài liệu dùng cho đào tạo cao học chuyên ngành quản lý nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia.
Khu vực công là gì? (Hình từ Internet)
Người làm ở khu vực công sẽ được tăng lương từ ngày 01/07/2024 theo Nghị quyết 27 đúng không?
Ngày 01/10 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Theo đó, tại Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu ra mục tiêu cụ thể khi thực hiện cải cách tiền lương như sau:
(1) Từ năm 2018 đến năm 2020
* Đối với khu vực công
- Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
- Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
* Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, mức tiền lương tối thiểu đối với người làm ở khu vực công theo Nghị quyết 27 năm 2018 từ ngày 01/07/2024 sẽ cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trên tinh thần cải cách tiền lương thì sẽ không làm giảm lương của khu vực công so với tiền lương hiện tại.
Như vậy, từ ngày 01/07/2024, người làm ở khu vực công có thể sẽ được tăng lương (trừ người làm tại 36 đơn vị hưởng lương đặc thù).
5 Bảng lương theo vị trí việc làm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 được xây dựng như thế nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
Bảng lương 1: Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Bảng lương 2: Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
* Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
Bảng lương 3: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
Bảng lương 4: 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
Bảng lương 5: 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?