Khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu bộ phận? Vị trí của Đông Nam Á? Đông Nam Á có bao nhiêu Quốc gia?

Tôi muốn hỏi khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu bộ phận? - Câu hỏi của chị N.D.Q (Xuân Lộc).

Khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy bộ phận?

Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.

Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hóa lớn

Vậy thì Khu vực Đông Nam Á bao gồm mấy bộ phận?

Đông Nam Á gồm 02 bộ phận là đất liền và hải đảo:

Phần đất liền của Đông Nam Á mang tên là bán đảo Trung Ấn, Sở dĩ phần đất liền của Đông Nam Á mang tên bán đảo Trung Ấn vì nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Phần hải đảo có tên chung là quần đảo Mã Lai với trên một vạn đảo lớn nhỏ.

Phần đất liền của Đông Nam Á bao gồm các nước sau: Việt Nam, Lào,Campuchia, Thái Lan, Myanmar và phía tây Malaysia.

Khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu bộ phận? Vị trí của Đông Nam Á? Đông Nam Á có bao nhiêu Quốc gia?

Khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu bộ phận? Vị trí của Đông Nam Á? Đông Nam Á có bao nhiêu Quốc gia? (Hình từ Internet)

Khu vực Đông Nam Á có mấy nước?

Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, đó là:

(1) Brunei

(2) Campuchia

(3) Đông Timor

(4) Indonesia

(5) Lào

(6) Malaysia

(7) Myanmar

(8) Philippines

(9) Singapore

(10) Thái Lan

(11) Việt Nam.

Trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).

Mục tiêu của hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Hiến chương ASEAN 2007 có nêu rõ mục tiêu của hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN như sau:

- Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;

- Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội;

- Duy trì Đông Nam Á là một Khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;

- Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp;

- Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn;

- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;

- Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;

- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;

- Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN;

- Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;

- Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy;

- Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;

- Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hoá và các di sản của khu vực; và

- Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp.

ASEAN và các Quốc gia thành viên sẽ hoạt động theo các nguyên tắc nào?

Tại Điều 2 Hiến chương ASEAN 2007 có nêu rõ nguyên tắc hoạt động của ASEAN và các Quốc gia thành viên như sau:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

- Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Tôn trọng quyền của các Quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

- Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

- Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

- Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và công bằng xã hội;

- Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã tham gia

- Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên ASEAN;

- Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

- Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì? Cấp cao ASEAN bao gồm những Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ đúng không?
Pháp luật
Khẩu hiệu của ASEAN là gì? Quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN sẽ đảm nhiệm những vai trò nào?
Pháp luật
Khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu bộ phận? Vị trí của Đông Nam Á? Đông Nam Á có bao nhiêu Quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
17,696 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào