Kịch bản chương trình Hội nghị Cán bộ Công chức tại cơ sở giáo dục công lập năm 2024 tại TP HCM thế nào?
- Kịch bản chương trình Hội nghị Cán bộ Công chức tại cơ sở giáo dục công lập năm 2024 tại TP HCM thế nào?
- Thành phần tham dự hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 2025 thế nào?
- Đại biểu đương nhiên và bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu ra sao?
Kịch bản chương trình Hội nghị Cán bộ Công chức tại cơ sở giáo dục công lập năm 2024 tại TP HCM thế nào?
>> Xem thêm: Mẫu biên bản Hội nghị cán bộ công chức 2024 mới nhất
>> Xem thêm: Lời dẫn chương trình hội nghị cán bộ công chức 2024 2025
>> Xem thêm: Kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ công chức viên chức năm 2024 các cấp
Căn cứ theo Mục B Phần II Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 hướng dẫn tổ chức hội nghị chính thức của Hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024-2025. Trong đó có nội dung về Kịch bản chương trình Hội nghị Cán bộ Công chức tại cơ sở giáo dục công lập năm 2024 tại TP HCM.
Theo Mục B Phần II Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 thì Đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị được quy định như sau:
Đoàn chủ tịch gồm người đứng đầu và Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị. Tùy theo tính chất, yêu cầu cần thiết mà Đoàn chủ tịch có Bí thư cấp ủy cơ quan, đơn vị.
Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị đang trong thời gian thi hành kỷ luật hình thức từ khiển trách trở lên, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc Ban Thường vụ công đoàn cơ quan, đơn vị (hoặc Ban Chấp hành nếu không có Ban Thường vụ) cử đại diện tham gia Đoàn chủ tịch.
Thư ký hội nghị do Đoàn chủ tịch chỉ định và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Đoàn chủ tịch.
Kịch bản chương trình Hội nghị Cán bộ Công chức tại cơ sở giáo dục công lập năm 2024 tại TP HCM như sau: (1) Nghi thức khai mạc Tuyên bố lý do. Giới thiệu đại biểu. Báo cáo số lượng nhà giáo, người lao động tham dự hội nghị. Giới thiệu Đoàn chủ tịch hội nghị, mời Đoàn chủ tịch lên chủ trì hội nghị. (2) Nội dung hội nghị Đoàn chủ tịch cử thư ký hội nghị và mời lên vị trí làm việc. Người đứng đầu, Chủ tịch Công đoàn trình bày các văn bản, báo cáo theo phân công. CB, NG, NLĐ dự hội nghị thảo luận các văn bản, báo cáo; đề xuất, kiến nghị (nếu có). Người đứng đầu, Chủ tịch công đoàn giải đáp thắc mắc, kiến nghị của CB, NG, NLĐ đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của CB, NG, NLĐ trong cơ quan, đơn vị. Trưởng Ban TTND trình bày báo cáo hoạt động của Ban TTND trong năm học/năm qua (hoặc báo cáo nhiệm kỳ, nếu hết nhiệm kỳ) và chương trình công tác năm học/năm mới. Bầu mới hoặc kiện toàn Ban TTND (nếu có). Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có). Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác.. Phát động phong trào thi đua. Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn. Thông qua nghị quyết hội nghị: + Thư ký báo cáo toàn văn dự thảo nghị quyết hội nghị. + Đoàn chủ tịch lấy ý kiến biểu quyết của hội nghị. Phát biểu chỉ đạo của cấp trên. Ban Tổ chức tuyên bố kết thúc hội nghị. |
Chú ý:
+ Kinh phí tổ chức hội nghị
Được bố trí từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
+ Tổ chức thực hiện nghị quyết hội nghị
Người đứng đầu phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết hội nghị; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Định kỳ 6 tháng (hoặc mỗi học kỳ) một lần, người đứng đầu phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể CB, NG, NLĐ trong cơ quan, đơn vị.
Kịch bản chương trình Hội nghị Cán bộ Công chức tại cơ sở giáo dục công lập năm 2024 tại TP HCM thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần tham dự hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục I Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 quy định về thành phần tham dự hội nghị Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 2025 như sau:
(i) Hội nghị toàn thể:
- Đối với cơ quan, đơn vị có số CB, NG, NLĐ từ 100 người trở xuống;
- Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số CB, NG, NLĐ trên 100 người nhưng qua kiến nghị của tập thể và được cấp ủy, lãnh đạo đơn vị thông qua thì vẫn tổ chức hội nghị toàn thể.
(ii) Hội nghị đại biểu:
Đối với cơ quan, đơn vị có số CB, NG, NLĐ trên 100 người; hoặc có từ 100 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thông qua cấp ủy (nếu có) và thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể CB, NG, NLĐ hoặc đại biểu cho phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị.
Đại biểu đương nhiên và bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục I Công văn 185/SGDĐT-CĐGD năm 2024 quy định đại biểu đương nhiên và bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu của Cán bộ, Công chức, Viên chức và Người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 2025 như sau:
Đại biểu đương nhiên là đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch công đoàn, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh (nếu có), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Trưởng Ban nữ công hoặc cán bộ phụ trách Ban nữ công; Trưởng của các phòng, khoa, tổ chuyên môn.
Việc bầu đại biểu tham dự hội nghị được tiến hành tại hội nghị của các đơn vị tổ, phòng, khoa thuộc cơ quan, đơn vị thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định theo đa số. Người trúng cử phải được trên 50% tổng số người dự hội nghị bầu và lấy theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ. Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số đại biểu được phân bổ, thì tiếp tục bầu cho đến khi đủ số đại biểu.
Người đứng đầu phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất, quyết định số lượng đại biểu tham dự hội nghị bảo đảm số lượng tối thiểu như sau:
(i) Cơ quan, đơn vị có tổng số CB, NG, NLĐ có từ 100 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc ( Có văn bản đề nghị và được Ngành đồng ý) : Bầu ít nhất 1/3 số CB, NG, NLĐ của cơ quan, đơn vị là đại biểu tham dự hội nghị.
(ii) Cơ quan, đơn vị có tổng số CB, NG, NLĐ trên 100 người nhưng không thuộc diện nêu ở mục (i) : Ngoài số đại biểu đương nhiên, tối thiểu phải bầu 1/3 số CB, NG, NLĐ của cơ quan, đơn vị là đại biểu tham dự hội nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?