Kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 2024 như thế nào? Tải về kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam?
- Kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 2024 như thế nào? Tải về kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam?
- Điều kiện tham dự trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác của doanh nhân là gì?
- Tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam 13 tháng 10 hàng năm phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 2024 như thế nào? Tải về kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 có nêu rõ như sau:
Điều 1. Hàng năm lấy ngày 13 tháng 10 là "Ngày Doanh nhân Việt Nam".
Như vậy, lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là "Ngày Doanh nhân Việt Nam".
Với mục đích tôn vinh các doanh nhân, tạo cơ hội giao lưu, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp. Kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 2024 bao gồm các hoạt động chính để sự kiện diễn ra suôn sẻ và trang trọng.
Dưới đây là kịch bản tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 2024:
KỊCH BẢN TỔ CHỨC NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 1. Đón tiếp khách mời (8:00 - 8:30) Ban tổ chức (BTC) sắp xếp đội ngũ lễ tân chào đón và hướng dẫn khách mời vào chỗ ngồi. Chuẩn bị bàn đón tiếp, check-in, cung cấp tài liệu chương trình. Khách mời tham dự bao gồm đại diện các doanh nghiệp, lãnh đạo cơ quan nhà nước, các đối tác và nhà đầu tư. 2. Khai mạc chương trình (8:30 - 8:40) MC: "Kính thưa quý vị đại biểu, quý doanh nhân cùng toàn thể khách mời, hôm nay chúng ta cùng nhau tụ họp tại đây để chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2024. Đây là dịp quan trọng để tôn vinh những cống hiến to lớn của các doanh nhân đối với sự phát triển của đất nước." MC giới thiệu sơ lược về chương trình và mục đích tổ chức sự kiện. 3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (8:40 - 8:50) MC giới thiệu lý do tổ chức sự kiện. Giới thiệu các đại biểu, lãnh đạo cấp cao, các doanh nhân tiêu biểu có mặt tại buổi lễ. 4. Phát biểu khai mạc (8:50 - 9:00) Đại diện lãnh đạo (có thể là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hoặc lãnh đạo UBND thành phố) phát biểu khai mạc, nêu bật vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế, xã hội. 5. Phát biểu của doanh nhân tiêu biểu (9:00 - 9:15) Doanh nhân tiêu biểu phát biểu, chia sẻ về hành trình khởi nghiệp và những thành tựu đạt được, đồng thời gửi gắm những lời khuyên đến cộng đồng doanh nghiệp trẻ. 6. Lễ vinh danh doanh nhân xuất sắc (9:15 - 9:45) MC mời các doanh nhân tiêu biểu lên sân khấu. Ban tổ chức trao bằng khen, kỷ niệm chương cho những doanh nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2024. Doanh nhân được vinh danh phát biểu cảm ơn và chia sẻ ngắn gọn về tầm nhìn tương lai. 7. Chương trình tọa đàm: “Thách thức và Cơ hội cho Doanh nghiệp Việt trong Thời đại Chuyển đổi Số” (9:45 - 10:30) MC giới thiệu chủ đề tọa đàm và mời các khách mời, chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp lên sân khấu tham gia thảo luận. Các khách mời thảo luận về những thách thức, cơ hội trong bối cảnh chuyển đổi số, cũng như những kinh nghiệm thực tiễn giúp doanh nghiệp bắt kịp xu hướng công nghệ. Phiên hỏi đáp với khán giả tham gia. 8. Tiệc trà và giao lưu doanh nhân (10:30 - 11:30) Các doanh nhân, khách mời tham gia tiệc trà, giao lưu, kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác. Trong thời gian này, BTC có thể phát các video, phóng sự ngắn về những doanh nghiệp tiêu biểu hoặc câu chuyện thành công. 9. Bế mạc chương trình (11:30) MC tổng kết và cảm ơn các đại biểu, khách mời đã tham dự. Chúc mừng các doanh nhân và kết thúc sự kiện. |
>> Kịch bản tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam (Kịch bản số 1): Tải về
>> Kịch bản tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam (Kịch bản số 2): Tải về
>> Kịch bản tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam (Kịch bản số 3): Tải về
Kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam 13 10 2024 như thế nào? Tải về kịch bản tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện tham dự trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác của doanh nhân là gì?
Căn cứ Điều 66 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện tham dự của doanh nhân bao gồm:
(1) Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức và nơi cư trú.
(2) Giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác ổn định và phát triển liên tục từ 07 năm trở lên khi tham gia danh hiệu, giải thưởng của bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và từ 05 năm trở lên khi tham gia xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị). Trường hợp doanh nhân tham gia điều hành nhiều doanh nghiệp khác nhau hoặc chuyển việc thì được cộng dồn thời gian tham gia điều hành các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác để tính làm điều kiện tham gia xét danh hiệu, giải thưởng.
(3) Tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực quản trị doanh nghiệp.
(4) Có sáng kiến cải tiến, biện pháp quản lý hoặc ứng dụng công nghệ mới, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
(5) Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Thực hiện tốt, đầy đủ các chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
(6) Tích cực tham gia các phong trào thi đua, có đóng góp, ủng hộ và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân và tổ chức kinh tế khác tại địa phương; quan tâm phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn, các tổ chức quần chúng (nếu có) trong doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
(7) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác do doanh nhân quản lý phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật; có doanh thu; lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập người lao động ổn định và có tăng trưởng; không bị khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, đình công, ngừng việc tập thể.
Tổ chức Ngày Doanh nhân Việt Nam 13 tháng 10 hàng năm phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2004 có nêu các yêu cầu khi tổ chức ngày 13 tháng 10 Ngày Doanh nhân Việt Nam như sau:
Việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức, bảo đảm các yêu cầu sau đây :
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.
- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?