Kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi nào? Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp là gì?

Cho hỏi kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi nào? Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp là gì? - Câu hỏi của anh Chí tại Nghệ An.

Kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi nào?

Căn cứ Điều 100 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa bao gồm:

- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.

- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.

- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.

- Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.

- Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.

Kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi nào? Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp là gì?

Kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khi nào? Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp là gì?

Căn cứ Điều 101 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp
1. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo quy định tại Chương II của Luật này.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp phải đánh giá, lựa chọn biện pháp gây ít cản trở nhất cho hoạt động ngoại thương.
4. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp được bãi bỏ khi không còn các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc thông qua thương lượng, đàm phán.

Theo đó, khi áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp các bên cần đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.

Có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với hàng hóa bị kiểm soát khẩn cấp hay không?

Căn cứ Điều 11 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu như sau:

- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

- Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

Đồng thời, căn cứ Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;
b) Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương là một trong những trường hợp có thể được áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp là gì?

Căn cứ Điều 26 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

- Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định.

Đồng thời, căn cứ Điều 27 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Hàng hóa độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật về thương mại;
c) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này.
2. Việc áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của thương nhân được chỉ định thực hiện hoạt động ngoại thương.

Như vậy, hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương là một trong những trường hợp có thể được áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu
Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có phải đóng thuế giá trị gia tăng không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải làm thủ tục hải quan để tiêu hủy đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công không tái xuất được không?
Pháp luật
Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế thì phải nộp trước khi thông quan có đúng không?
Pháp luật
Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
Pháp luật
Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Tải danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mới nhất? Hướng dẫn sử dụng?
Pháp luật
Bên nhập khẩu hay bên phân phối phải dán nhãn phụ không? Nội dung phải có của nhãn phụ là gì?
Pháp luật
Bắt buộc phải có bảng kê khai chi phí sản xuất trong hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu phải không?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VIFTA đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bắt buộc khai báo y tế? Các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu?
Pháp luật
Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa nhập khẩu
2,364 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa nhập khẩu Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa nhập khẩu Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào