Kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022?
Kiểm tra, bảo dưỡng bình chứa khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 quy định về kiểm tra, bảo dưỡng bình chứa khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia như sau:
"7. Kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy tự động kích hoạt
7.1 Sáu tháng một lần
Thực hiện các nội dung sau.
7.1.1 Kiểm tra áp suất bình chứa hiển thị trên đồng hồ đo áp suất của từng bình chứa khí. Nếu đồng hồ đo áp suất cho thấy áp suất giảm hơn 10%, hoặc trọng lượng khi bị giảm hơn 5%, thì phải nạp lại hoặc thay thế. Áp suất thay đổi theo nhiệt độ và cần phải xem xét yếu tố này khi kiểm tra đồng hồ đo áp suất.
7.1.2 Kiểm tra tất cả các thành phần, bao gồm khung giá đỡ và siết lại, sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết.
7.1.3 Thay thế bất kỳ thành phần nào nếu nghi ngờ về khả năng thực hiện đúng chức năng của thành phần đó.
7.1.4 Kiểm tra tất cả các đường ống, phụ kiện và đầu phun xả khí xem có bị lỏng, bụi bẩn hoặc hư hỏng gì khác không. Tất cả các đường ống đầu ra phải sạch và không có bụi bẩn, mảnh vỡ, không bị bịt kín và các vật liệu lạ khác có thể khiến bình không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả khi xả khí chữa cháy.
7.2 Mười hai tháng một lần
7.2.1 Toàn bộ ống dẫn (nếu có) và đầu phun xả khí của bình khí phải được kiểm tra hàng năm xem có hư hỏng gì không. Nếu kiểm tra trực quan cho thấy có bất kỳ khiếm khuyết nào, phải thay thế.
7.2.2 Khu vực sử dụng bình khí chữa cháy tự động kích hoạt: tối thiểu 12 tháng /1 lần, phải kiểm tra và đánh giá phòng sử dụng bình khí chữa cháy tự động kích hoạt, xác định xem có thay đổi kết cấu có thể ảnh hưởng đến sự thất thoát khí chữa cháy hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả chữa cháy. Nếu không thể đánh giá bằng cách quan sát, cần thực hiện việc kiểm tra độ kín của phòng theo quy định tại Phụ lục E-TCVN 7161-1 (ISO 14520-1)."
Như vậy, việc kiểm tra bình chứa khí chữa cháy được thực hiện định kỳ 6 tháng một lần và 1 năm một lần theo quy định.
Kiểm tra, bảo dưỡng bình khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022?
Tiêu chuẩn về phòng thử nghiệm bình chứa khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 quy định về phòng thử nghiệm bình chứa khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia như sau:
- Kết cấu phòng thử nghiệm:
Các phòng thử nghiệm được xây dựng trong nhà hoặc ngoài nhà sử dụng ván ép dày tối thiểu 9,5 mm hoặc các vật liệu tương đương. Kết cấu phòng phải cho phép quan sát bằng mắt thường sự chữa cháy từ bên ngoài phòng. Phòng thử phải được duy trì ở nhiệt độ 21 ± 2,8°C, trước khi đốt nhiên liệu thử.
- Phải lắp đặt một tấm chắn từ sàn đến trần có chiều cao bằng chiều cao của phòng. Khoảng cách từ tấm chắn đến đầu phun bằng một nửa khoảng cách từ đầu phun đến tường của cấu kiện bao che (xem Hình B.1 đối với đầu phun 360° và Hình B.2 đối với đầu phun 180°). Tắm chắn phải vuông góc với hướng giữa vị trí của đầu phun và tường của cấu kiện bao che (xem Hình B.1 và Hình B.2) và phải có chiều dài bằng 20% chiều dài tường ngắn hơn của cấu kiện bao che.
- Các lỗ mở có thể đóng được phải được bố trí trực tiếp phía trên hoặc bên cạnh của can thử để thông gió trước khi hệ thống kích hoạt.
- Phòng thử được bố trí 02 lỗ mở hình vuông, có diện tích 300 mm x 300 mm (0,09 m2) để cung cấp Oxy cho đám cháy. Một lỗ hở được bố trí gần góc phòng. Lỗ hở còn lại được bố trí trên tường phía đối diện trực tiếp với đám cháy thử, cạnh trên của lỗ ở cách trần không quá 50 mm.
- Khi thực hiện thử nghiệm, ngay khi xả khí chữa cháy hoặc hệ thống tự kích hoạt xả khí chữa cháy, các lỗ mở phải được đóng kín nhanh chóng.
Trang bị thử nghiệm bình chứa khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia?
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12314-2:2022 quy định về trang bị thử nghiệm bình chứa khí chữa cháy tự động kích hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia như sau:
- Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu thử
+ Sử dụng hyđrocacbon béo có điểm sôi ban đầu không nhỏ hơn 84°C và điểm sôi cuối cùng không lớn hơn 105 °C, phần thể tích chất thơm 1% và tỷ trọng ở 15 °C là 0,680 đến 0,720.
CHÚ THÍCH: Các nhiên liệu điển hình đáp ứng yêu cầu trên là n-heptan và một số phần nhỏ dung môi, hoặc n- heptan thương phẩm.
- Cốc n-heptan
+ Cốc chứa n-heptan thử nghiệm sử dụng thép có độ dày danh định tối đa 5,4 mm (tương đương SCH40), đường kính trong có kích thước 80 ± 5 mm, cao tối thiểu 102 mm, chứa n-heptan hoặc n-heptan và nước. Khi cốc thử bao gồm nước và n-heptan, lượng n-heptan trong cốc tối thiểu phải sâu 50 mm, mực n-heptan trong cốc phải cách miệng cốc tối thiểu 50 mm.
+ CHÚ DẪN:
Đường kính trong: 80 ± 5 mm
Độ dày: 5~6 (Đơn vị: mm)
Chất liệu: Thép hoặc thép không gỉ
Hình A1: Mô hình cốc n-heptan
- Khay n-heptan
Khay thép vuông có kích thước đáy 500 mm x 500 mm, chiều cao bộ khay 100 mm, chiều dày thành khay 6 mm, chứa n-heptan. Lượng n-heptan trong khay là 12,5 L, mực n-heptan trong khay phải cách miệng khay 50 mm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?