Kim cương 6 ly là bao nhiêu carat? Có phải kê khai tài sản là kim cương có giá trị trên 50 triệu đồng không?
Kim cương 6 ly là bao nhiêu carat?
Kim cương 6 ly là một loại trang sức cao cấp, vì vậy giá của nó khá cao. Giá thành của kim cương 6 ly có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Để sở hữu một viên kim cương 6 ly, khách hàng có thể phải chi tới hàng trăm triệu đồng. Chính vì vậy, trước khi quyết định mua kim cương 6 ly, cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các thông số và giá cả của loại kim cương này trên thị trường hiện nay.
Người ta thường chuyển đổi từ carat sang đơn vị milimet để hình dung được viên kim cương ấy nhỏ hay là to.
Dưới đây là các quy đổi trọng lượng carat mà bạn có thể tham khảo:
- Trọng lượng 0.25 carat, kim cương có kích thước là 4 ly. - Trọng lượng 0.50 carat, kim cương có kích thước là 5 ly. - Trọng lượng 0.75 carat, kim cương có kích thước là 6 ly. - Trọng lượng 1.00 carat, kim cương có kích thước là 6,5 ly. - Trọng lượng 1.35 carat, kim cương có kích thước là 7 ly. - Trọng lượng 1.50 carat, kim cương có kích thước là 7,5 ly. - Trọng lượng 2.00 carat, kim cương có kích thước là 8 ly. - Trọng lượng 2.50 carat, kim cương có kích thước là 8,5 ly. - Trọng lượng 3.00 carat, kim cương có kích thước là 9 ly. |
Như vậy, Kim cương 6 ly là 0.75 carat.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Kim cương 6 ly là bao nhiêu carat? Có phải kê khai tài sản là kim cương có giá trị trên 50 triệu đồng không? (Hình ảnh Internet)
Có phải kê khai tài sản là kim cương có giá trị trên 50 triệu đồng theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai như sau:
Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tài sản và thu nhập phải kê khai hằng năm bao gồm:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Và, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kim khí quý bao gồm vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý khác.
2. Đá quý bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác.
Như vậy, đá quý bao gồm kim cương (hạt xoàn), ruby (hồng ngọc), emorot (lục bảo ngọc), saphia (bích ngọc), ngọc trai (trân châu) và các loại đá quý khác. Hay nói cách khác, kim cương được xem là đá quý.
Chính vì vậy, tài sản là kim cương có giá trị trên 50 triệu đồng là tài sản phải kê khai hằng năm.
Thương nhân xuất khẩu kim cương chưa chế tác cần giấy tờ gì để được cấp giấy chứng nhận KP?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BCT-BTC, có quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận KP như sau:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận KP
1. Đối với thương nhân
Thương nhân khi làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP đối với các lô hàng kim cương thô xuất khẩu phải nộp cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu những giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP. Trong đơn thương nhân cam kết kim cương thô xuất khẩu không phải là kim cương xung đột (bản chính có chữ ký và đóng dấu của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của của thương nhân);
b) Bản khai hoàn chỉnh Giấy chứng nhận KP theo hướng dẫn tại Phụ lục VII gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao;
c) Giấy chứng nhận KP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đã được Phòng quản lý xuất nhập khẩu xác nhận nhập khẩu;
d) Hoá đơn thương mại (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Phiếu đóng gói (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu);
e) Hợp đồng gia công và định mức gia công đã đăng ký với cơ quan Hải quan (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu)
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân nhập khẩu kim cương chưa được chế tác đề nghị cấp giấy chứng nhận KP thì có những giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP;
(2) Bản khai hoàn chỉnh Giấy chứng nhận KP;
(3) Giấy chứng nhận KP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu đã được Phòng quản lý xuất nhập khẩu xác nhận nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?