Kinh doanh mỹ phẩm mua đi bán lại trong nước có cần công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định hay không?
Thế nào công bố mỹ phẩm? Thế nào là phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm?
- Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thế con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thế, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. (khoản 1 điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT)
- Kinh doanh mỹ phẩm là sản xuất và buôn bán các mặt hàng về chăm sóc sắc đẹp. Những sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ phẩm rất đa dạng như: đồ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, tóc, cơ thể,… Người kinh doanh mỹ phẩm có thể vừa sản xuất và phân phối bán lẻ các phẩm. Hoặc cũng có những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và bán lẻ các mặt hàng mỹ phẩm đó.
- Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
- Khái niệm về Phiếu công bố sản phẩm có thể hiểu là số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, nội dung này được quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:
+ Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là số do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp khi tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm.
+ Số tiếp nhận Phiếu công bố có giá trị chứng nhận sản phẩm mỹ phẩm đã được tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khai báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc mỹ phẩm sẽ được lưu thông trên thị trường mà không có giá trị chứng nhận sản phẩm đó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, đáp ứng tất cả các yêu cầu của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và các phụ lục (Annexes) kèm theo.
Như vậy, phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được coi là khi một tổ chức, cá nhân muốn đưa sản phẩm ra thị trường thì phải làm phiếu này để chứng minh được rằng sản phẩm đó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, đáp ứng các điều kiện, yêu cầu theo quy định và được đăng ký khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
*Thời hạn của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm:
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 06/2011/TT-BYT có quy định về Hiệu lực của số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm như sau:
- Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
- Hết thời hạn 05 năm, tổ chức, cá nhân muốn tiếp tục đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường thì phải công bố lại trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy định.
Như vậy, phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
Kinh doanh mỹ phẩm (mua đi bán lại) trong nước có cần công bố sản phẩm mỹ phẩm hay không? (Hình internet)
Người kinh doanh mỹ phẩm thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm như sau:
- Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.
- Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP). Tải về Phụ lục số 03-MP
Lưu ý: Công bố tính năng mỹ phẩm được hướng dẫn bởi Mục 2 Công văn 1609/QLD-MP năm 2012
Kinh doanh mỹ phẩm mua đi bán lại trong nước có cần công bố sản phẩm mỹ phẩm hay không?
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, những loại sản phẩm mỹ phẩm phải công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm:
+ Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….);
+ Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học);
+ Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
- Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định được diễn giải như trên về công bố sản phẩm mỹ phẩm thì các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
- Như vậy, kinh doanh mỹ phẩm dù là mua đi bán lại thì phải công bố sản phẩm và được cơ quan có thẩm quyền cấp cấp sổ tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược Việt Nam trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?