Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định thế nào?
- Hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định thế nào?
Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 39/2024/NĐ-CP, quy định:
Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
1. Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia bao gồm:
a) Hàng năm, Nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan căn cứ quy định hiện hành về phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án khẩn cấp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Như vậy, kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đến từ những nguồn sau:
- Ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có liên quan căn cứ quy định hiện hành về phân cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đến từ đâu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động xây dựng hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia trình UNESCO.
- Công bố cam kết hành động quốc gia bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Lễ đón bằng của UNESCO, bao gồm các nội dung:
+ Tiếp tục nhận diện giá trị, nghiên cứu, kiểm kê, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể;
+ Tạo điều kiện cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy di sản;
+ Tăng cường các hình thức, nội dung giáo dục phù hợp trong và ngoài trường học;
+ Tôn vinh các cá nhân, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;
+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp tổ chức các chương trình giới thiệu, quảng bá về giá trị di sản;
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện; chủ trương, chính sách của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo đúng cam kết, nghĩa vụ quốc gia thành viên của Công ước 2003; xây dựng và nộp báo cáo quốc gia; giải quyết khuyến nghị của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trung ương có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn hoạt động kiểm kê, truyền dạy, giáo dục và tổ chức liên hoan di sản văn hóa phi vật thể.
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.
- Chỉ đạo, quản lý các hoạt động áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn; quản lý và thi hành pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.
- Khen thưởng cá nhân, cộng đồng và tổ chức trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền.
- Tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.
Hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia, bao gồm:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực.
- Tổ chức liên hoan, giao lưu, triển lãm, trưng bày và giới thiệu về di sản.
- Đẩy mạnh việc tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu, tư liệu hóa, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
- Xây dựng các báo cáo, hồ sơ đa quốc gia.
- Tiếp nhận, kêu gọi hỗ trợ quốc tế.
- Phổ biến Công ước 2003.
- Tham gia các kỳ họp, ứng cử, tham gia vào Ủy ban Liên Chính phủ của Công ước 2003 và các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?