Ký hợp đồng lao động ngoài biên chế với bệnh viện thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề hay không?
Biên chế là gì?
Hiện nay không có quy định pháp luật nào định nghĩa về biên chế, tuy nhiên có thể hiểu biên chế là từ dùng để chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập lâu dài và có tính ổn định.
Bên cạnh đó, quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP thì biên chế trong nghị định này được hiểu là bao gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Người làm việc trong biên chế thì sẽ được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định của pháp luật. Còn ký hợp đồng ngoài biên chế thì các chế độ phụ cấp sẽ do hai bên ký kết thỏa thuận.
Ký hợp đồng lao động ngoài biên chế với bệnh viện thì có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về đối tượng được hưởng phụ cấp tại các cơ sở y tế công lập?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC công chức, viên chức đã được xếp lương theo là Nghị định 204/2004/NĐ-CP, thuộc biên chế trả lương (kể cả lao động hợp đồng) trong các cơ sở y tế công lập, được hưởng phụ cấp tại các cơ sở y tế công lập, bao gồm:
- Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13) để thực hiện các công việc sau:
+ Khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh và phục hồi chức năng;
+ Xét nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn y tế;
+ Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, y học hạt nhân, xạ trị;
+ Giải phẫu bệnh lý;
+ Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới;
+ Phòng chống dịch bệnh, bệnh xã hội, y học lao động và vệ sinh môi trường y tế;
+ Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn sinh học; hộ lý, y công;
+ Kiểm nghiệm, kiểm định, giám định;
+ Pha chế, bào chế, bảo quản, cấp phát thuốc, vắc xin, hoá chất, môi trường nuôi cấy tại các cơ sở y tế;
+ Nghiên cứu y dược học; chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế;
+ Chuyên môn an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tiết chế;
+ Chuyên môn dân số - kế hoạch hóa gia đình;
+ Bảo quản, vệ sinh, trông coi xác và nhà xác;
- Công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13), đang đảm nhận các công việc sau:
+ Vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị y tế;
+ Nuôi, trồng động vật, thực vật, côn trùng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu y dược học;
+ Làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc truyền thông giáo dục sức khoẻ.
- Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý và pháp y.
Quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề tại các cơ sở y tế công lập?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP (được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC, và khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC) công chức, viên chức chuyên môn y tế thuộc đối tượng được hưởng các mức phụ cấp ưu đãi theo nghề khác nhau thì được hưởng một mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cao nhất.
Công chức, viên chức đã hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Thông tư liên tịch 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Thông tư liên tịch này.
Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Cách tính như sau:
- Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, căn cứ các quy định trên công chức, viên chức trong biên chế thì mới được hưởng chế độ phụ cấp, còn ngoài biên chế thì không.
Tuy nhiên, việc hưởng phụ cấp này có thể được thỏa tuận giữa bệnh viện và người lao động khi ký kết hợp đồng lao động có quy định được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?