Làm giấy khám sức khỏe đi làm ở đâu? Hồ sơ làm giấy khám sức khỏe cần phải chuẩn bị như thế nào?

Làm giấy khám sức khỏe đi làm ở đâu? Hồ sơ làm giấy khám sức khỏe đi làm phải chuẩn bị như thế nào? Câu hỏi từ chị t ở Hà Nội.

Làm giấy khám sức khỏe đi làm ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có quy định:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
4. Việc KSK chỉ được thực hiện tại cơ sở KBCB đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật KBCB và có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, khi làm giấy khám sức khỏe đi làm, người có nhu cầu khám sức khỏe có thể liên hệ tại các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) được cấp giấy phép thành lập và đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Điều 10 Thông tư 14/2013/TT-BYT và điều kiện về phạm vi chuyên môn tại Điều 11 Thông tư 14/2013/TT-BYT.

Hiện nay, đa số các cơ sở khám chữa bệnh đều đáp ứng điều kiện và cung cấp dịch vụ khám sức khỏe đi làm, người có nhu cầu có thể liên hệ với các bệnh viện, phòng khám đa khoa,... trên địa bàn để liên hệ khám sức khỏe đi làm.

làm giấy khám sức khỏe

Làm giấy khám sức khỏe đi làm ở đâu? (Hình ảnh từ Internet)

Hồ sơ làm giấy khám sức khỏe đi làm phải chuẩn bị như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT có quy định về hồ sơ khám sức khỏe như sau:

Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a)Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.

Như vậy, đối với trường hợp làm giấy khám sức khỏe đi làm nên không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo đó, hồ sơ làm giấy khám sức khỏe đi làm như sau:

(1) Hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.

(2) Hồ sơ khám sức khỏe của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.

Khám sức khỏe đi làm sẽ trải qua thủ tục nào và khám những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT thì thủ tục và nội dung khám sức khỏe đi làm như sau:

* Thủ tục khám sức khỏe đi làm

- Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.

- Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:

+ Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;

+ Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT;

+ Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK,

+ Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.

* Nội dung khám sức khỏe đi làm

+ Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.

+ Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.

+ Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.

+ Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu.


Giấy khám sức khỏe Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giấy khám sức khỏe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có bắt buộc phải có giấy khám sức khỏe khi nhận người lao động 13 tuổi không?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Thời hạn của giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe A1 mới nhất? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe A1 được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe xin việc dành cho người lao động là mẫu nào? Giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi là mẫu nào? Nội dung khám bao gồm những gì? Phân loại sức khỏe sau khi khám ra sao?
Pháp luật
Có được cấp giấy khám sức khỏe ngay sau khi khám xong không? Được cấp bao nhiêu giấy khám sức khỏe sau mỗi lần khám?
Pháp luật
Xin giấy khám sức khỏe ở đâu và mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người dưới 18 tuổi như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe được pháp luật quy định như thế nào? Giấy khám sức khỏe áp dụng cho những đối tượng nào?
Pháp luật
Bán giấy khám sức khỏe giả bị xử phạt như thế nào? Bán giấy khám sức khỏe giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Thời hạn của giấy khám sức khỏe và Giấy chứng nhận ATTP trong bao lâu? Khi cần cấp lại Giấy chứng nhận ATTP thì phải làm thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy khám sức khỏe
2,852 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy khám sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy khám sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào