Lao động nữ sẩy thai sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo đề xuất Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?
Quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản hiện nay như thế nào?
Quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng chế độ thai sản phải đảm bảo các điều kiện sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Theo đó, người được hưởng chế độ thai sản phải thuộc một trong các trường hợp:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Bên cạnh đó, thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được xác định như sau:
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Lao động nữ sẩy thai sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo đề xuất Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội? (Hình ảnh từ Internet)
Chế độ thai sản đối với lao động nữ sẩy thai như thế nào?
Căn cứ tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý cụ thể như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, theo quy định trên, lao động nữ sẩy thai sẽ được nghĩ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghĩ việc hưởng chế độ thai sản được quy định theo từng thời điểm của thai kỳ, tối đa là 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lao động nữ sẩy thai sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo đề xuất Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội?
Theo đề xuất tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội Tải, thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chỉ áp dụng cho trường hợp đình chỉ thai nghén.
Đồng thời, theo y học, sẩy thai là tình trạng thai nhi bị tống xuất ra khỏi tử cung trước 20 tuần; nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai là do các bất thường nhiễm sắc thể và bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể sẩy thai. Còn đình chỉ thai nghén là một thuật ngữ mô tả việc chấm dứt sự mang thai; có hai loại đình chỉ thai nghén: đình chỉ thai nghén ngoại khoa (còn gọi là phá thai bằng dụng cụ) và bằng thuốc (còn gọi là phá thai nội khoa).
Do đó, theo đề xuất mới tại Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội Tải thì lao động nữ sẩy thai sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?