Lập dàn ý về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ngắn gọn, chọn lọc? Dàn ý kể về kỉ niệm với thầy cô 20 11 ngắn gọn?
Lập dàn ý về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ngắn gọn, chọn lọc? Dàn ý kể về kỉ niệm với thầy cô 20 11 ngắn gọn?
Xem thêm: Những lời chúc 20/11 đơn giản ngắn gọn cho thầy cô
Xem thêm: Mẫu lời chúc 20 11 tất cả thầy cô ngắn gọn, ý nghĩa
Xem thêm: Chúc mừng sinh nhật khách hàng bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay, trang trọng
Xem thêm: Bài phát biểu của lãnh đạo địa phương nhân ngày 20/11
Lập dàn ý về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ngắn gọn, chọn lọc (Dàn ý kể về kỉ niệm với thầy cô 20 11 ngắn gọn) như sau:
Lập dàn ý về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ngắn gọn, chọn lọc
I. Mở bài 1. Giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 2. Ý nghĩa của ngày lễ này đối với học sinh, giáo viên và toàn xã hội. II. Thân bài Nguồn gốc và lịch sử • Ngày Nhà giáo Việt Nam bắt nguồn từ Hội nghị quốc tế các nhà giáo tổ chức tại Warszawa, Ba Lan vào năm 1957. • Việt Nam chính thức tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1958. Ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam • Tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. • Khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên trong việc hình thành và phát triển nhân cách, tri thức cho học sinh. • Là dịp để học sinh, phụ huynh và xã hội bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. Các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam • Tổ chức lễ kỷ niệm tại các trường học với sự tham gia của học sinh, giáo viên và phụ huynh. • Học sinh tặng hoa, thiệp và quà cho thầy cô giáo. • Các hoạt động văn nghệ, thể thao, thi đua giữa các lớp học. • Các bài phát biểu tri ân, ôn lại truyền thống và thành tựu của nhà trường và giáo viên. Tầm quan trọng của ngày Nhà giáo Việt Nam trong giáo dục • Tạo động lực cho giáo viên tiếp tục cống hiến và phát triển nghề nghiệp. • Góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của giáo viên. • Thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và giáo viên, giữa nhà trường và phụ huynh. III. Kết bài 1. Khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của ngày Nhà giáo Việt Nam. 2. Lời chúc tốt đẹp đến các thầy cô giáo nhân ngày 20/11. 3. Kêu gọi học sinh và xã hội tiếp tục tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô. |
Dàn ý kể về kỉ niệm với thầy cô 20 11 ngắn gọn
I. Mở bài 1. Giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 2. Nêu cảm xúc chung về ngày lễ và lý do chọn kể về kỷ niệm với thầy cô. II. Thân bài Giới thiệu kỷ niệm • Thời gian và địa điểm xảy ra kỷ niệm. • Nhân vật chính trong câu chuyện (thầy/cô giáo và bản thân). Diễn biến kỷ niệm • Hoàn cảnh xảy ra kỷ niệm (trong lớp học, buổi dã ngoại, cuộc thi, v.v.). • Các sự kiện chính trong câu chuyện: • Bắt đầu câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? • Diễn biến: Các tình tiết quan trọng, cảm xúc của bạn và thầy/cô. • Đỉnh điểm: Sự kiện hoặc khoảnh khắc đáng nhớ nhất. • Kết thúc câu chuyện: Kết quả của sự việc và cảm xúc của bạn lúc đó. Cảm nhận và bài học • Cảm xúc của bạn sau khi sự việc xảy ra. • Bài học rút ra từ kỷ niệm đó. • Tình cảm và sự kính trọng dành cho thầy/cô giáo. III. Kết bài 1. Khẳng định lại ý nghĩa của kỷ niệm đối với bản thân. 2. Lời chúc tốt đẹp đến thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. |
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Lập dàn ý về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ngắn gọn, chọn lọc? Dàn ý kể về kỉ niệm với thầy cô 20 11 ngắn gọn? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS và THPT thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS và THPT như sau:
(1) Kết quả học tập của học sinh theo môn học
(i) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét
- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.
(ii) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số
- Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:
TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.
- Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:
ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.
ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.
(2) Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
(i) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
(ii) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
(iii) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
(3) Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập
Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.
Quyền và nhiệm vụ của học sinh trung học hiện nay thế nào?
Căn cứ theo Điều 34, 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền và nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:
Nhiệm vụ của học sinh
(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quyền của học sinh
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?