Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
- Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ; cách thức lựa chọn dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
- Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
- Quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ; cách thức lựa chọn dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Đối với quy định về nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ; cách thức lựa chọn dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất thì tại Điều 7 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định về lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất cụ thể như sau:
(1) Việc lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất được xây dựng trên cơ sở các nội dung hỗ trợ được quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Quyết định số 90/QĐ-TTg, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nội dung, mức chi cụ thể quy định tại Điều 13 Thông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
(2) Đối với dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Căn cứ nội dung, đơn giá hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định (nếu có) và quy định tại khoản 1 Điều này để lập dự toán kinh phí thực hiện dự án.
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
Điều 9 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
(1) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, điểm c khoản 2 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.
(2) Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện một (01) dự án/kế hoạch liên kết: Thực hiện theo quy định khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án/kế hoạch liên kết và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
Điều 10 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng cụ thể như sau:
(1) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, điểm c khoản 2 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.
(2) Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện một (01) dự án, phương án sản xuất: Thực hiện theo quy định khoản 5 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án, phương án sản xuất và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
(3) Cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng: Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
Đối vói quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ thì tại Điều 11 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định:
Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
Về nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù thì tại Điều 12 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định:
Thực hiện theo quy định Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Thông tư 46/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?