Lập thu 2024 vào ngày nào? Lập thu 2024 rơi vào tháng mấy? Lập thu 2024 có phải là ngày nghỉ lễ của Việt Nam không?
Lập thu 2024 vào ngày nào? Lập thu 2024 rơi vào tháng mấy?
>> Xem thêm: Lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 2024 chính thức
Ngày Lập thu là ngày đầu tiên của tiết Lập thu. Tiết Lập Thu là một trong 24 tiết khí quan trọng trong năm của nhiều quốc gia châu Á.
Tiết Lập Thu đánh dấu sự chuyển giao giữa mùa Hạ và Thu. Khi đến Tiết Lập Thu, ngày và đêm có thể được chia đều thành 12 giờ, vì vậy nó còn được gọi là "chính trực". Đây cũng là thời điểm cây cối bắt đầu rụng lá và thời tiết lập thu cũng trở nên mát mẻ hơn.
Tiết Lập thu 2024 bắt đầu diễn ra trong khoảng từ ngày 7/8/2024 đến tháng 9 dương lịch. Năm 2024, tiết Lập Thu sẽ diễn ra vào 1 giờ 23 phút ngày 07/8/2024 dương lịch, tức ngày 4/7/2024 âm lịch.
Ngày kết thúc lập thu là ngày 21/8/2024 dương lịch (tức ngày 18/7/2024 âm lịch).
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Lập thu 2024 vào ngày nào? Lập thu 2024 rơi vào tháng mấy? Lập thu 2024 có phải là ngày nghỉ lễ của Việt Nam không? (Hình ảnh Internet)
Lập thu 2024 có phải là ngày nghỉ lễ của Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, Tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, những ngày nghỉ lễ, tết hằng năm của người lao động gồm:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Riêng đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, Lập thu 2024 không phải là ngày nghỉ lễ của Việt Nam.
Năm 2024, chế độ nghỉ lễ, tết của người lao động như thế nào?
(1) Các ngày nghỉ lễ, tết hưởng nguyên lương
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Ngoài ra, tùy vào quy định của công ty mà người lao động có thể được nghỉ những ngày lễ, tết khác ngoài những ngày nêu trên.
Tuy nhiên, để nghỉ hưởng nguyên lương vào các ngày lễ khác thì người lao động có thể dùng số ngày nghỉ phép năm của mình để nghỉ.
Trường hợp các ngày lễ khác trùng vào các ngày nghỉ hưởng nguyên lương quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương trong trường hợp này.
(2) Ngày nghỉ lễ, tết được Chính phủ quy định cụ thể
Căn cứ khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ lễ, tết sau đây:
- Tết Âm lịch.
- Lễ Quốc khánh.
(3) Nghỉ bù lễ, tết
Căn cứ khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, nếu ngày lễ, tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp.
(4) Kéo dài thời gian nghỉ lễ, tết
Căn cứ khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
...
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Theo đó, lịch nghỉ phép do người sử dụng lao động ban hành nhưng vẫn cho phép người lao động được thỏa thuận với phía công ty để nghỉ phép hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Nếu trước đó người lao động còn ngày phép chưa nghỉ thì có thể xin nghỉ thêm trước hoặc sau ngày lễ, tết để kéo dài kì nghỉ lễ, tết mà vẫn được hưởng nguyên lương (căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
Ngoài ra, căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động còn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Tuy nhiên nếu nội quy công ty quy định về việc không được xin nghỉ vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày lễ, tết thì người lao động không được phép xin nghỉ vào ngày này.
Việc xin nghỉ phép của người lao động đều thông qua hình thức thỏa thuận với công ty nên nội quy lao động quy định không cho phép nhân viên nghỉ vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày lễ, tết không trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.
Do nó, nếu nội quy lao động của công ty không có quy định không cho phép người lao động xin nghỉ phép vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày lễ, tết thì người lao động được kéo dài kỳ nghỉ lễ bằng việc sử dụng ngày nghỉ phép năm để vẫn được hưởng lương hoặc xin nghỉ phép không hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?