Lễ Giáng sinh còn được gọi là gì? Nguồn gốc của ngày Lễ Giáng sinh? Có được nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh?

Lễ Giáng sinh còn được gọi là gì? Nguồn gốc của ngày Lễ Giáng sinh? Có được nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh? Thắc mắc của chị X.H ở Khánh Hòa.

Lễ Giáng sinh còn được gọi là gì?

Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, ngày lễ Giáng Sinh (còn được gọi là lễ Noel, lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, Christmas hay X-mas là viết tắt từ gốc Emmanuel.) là ngày kỉ niệm Chúa Jesus (Giêsu) ra đời.

Họ luôn tin rằng Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái, lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Thông thường, lễ Giáng Sinh là ngày lễ dương lịch được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 thế nhưng từ tối 24/12 đã diễn ra nhiều hoạt động bởi theo lịch Do Thái, hoàng hôn chính là lúc bắt đầu một ngày mới chứ không phải nửa đêm như nhiều người vẫn nghĩ.

Ngày 25 tháng 12 thường được gọi là lễ chính ngày còn lễ đêm 24 tháng 12 được gọi là lễ vọng và đêm lễ này thường thu hút được nhiều người tham dự hơn.

Lễ Giáng sinh còn được gọi là gì? Nguồn gốc của ngày Lễ Giáng sinh? Có được nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh?

Lễ Giáng sinh còn được gọi là gì? Nguồn gốc của ngày Lễ Giáng sinh? Có được nghỉ làm vào ngày Lễ Giáng sinh? (Hình từ internet)

Nguồn gốc của ngày Lễ Giáng sinh?

Theo đức tin của các Kitô hữu, Chúa Jesus được sinh tại Bethlehem, thuộc xứ Judea của người Do Thái (ngày nay là một thành phố của Palestine) vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Thời bấy giờ, xứ Judea thuộc sự cai trị của Đế quốc La Mã.

Câu chuyện về sự giáng sinh của Jesus được mô tả trong kinh Tân Ước như sau: Ở thành Nazareth có trinh nữ Mary đã đính hôn với người thợ mộc Joseph. Họ đều là dòng dõi vua David, vị vua vĩ đại của người Do Thái.

Một hôm, thiên sứ Gabriel xuất hiện trước mặt Mary, báo rằng: "Cô sẽ được ban cho một đứa con trai tên Jesus. Ngài sẽ cao cả và được gọi là Con của Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ cho ngài ngai vàng của David tổ tiên ngài. Ngài sẽ trị vì nhà của Israel tới muôn đời và vương quốc của ngài sẽ vô tận”.

Mary kể mọi chuyện cho Joseph, bà bắt đầu mang thai dù vẫn là trinh nữ. Joseph đang băn khoăn thì thiên sứ của Chúa cũng hiện đến trong mơ báo về hồng ân Thiên Chúa, do đó ông hết lo ngại, thành hôn với Mary.

Chúa Jesus được mẹ Mary sinh ra trong một chuyến du hành đến thành Bethlehem.

Mặc dù không rõ ngày sinh của Jesus nhưng giáo hội vào đầu thế kỷ thứ tư đã ấn định ngày sinh của ngài là 25/12, tương ứng với ngày Đông chí trên lịch La Mã.

Lễ Giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Người lao động có được nghỉ vào ngày lễ Giáng sinh 2023 không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Theo đó, người lao động chỉ được nghỉ hưởng nguyên lương vào 06 ngày nghỉ lễ, tết sau:

- Tết Dương lịch

- Tết Âm lịch

- Ngày Chiến thắng

- Ngày Quốc tế lao động

- Quốc khánh

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Như vậy căn cứ theo các quy định nêu trên thì ngày lễ Giáng sinh (Noel) người lao động sẽ không được nghỉ việc hưởng nguyên lương. Trừ trường hợp người lao động xin nghỉ theo chế độ ngày nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Tuy nhiên, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, thường thì người sử dụng lao động sẽ chọn ngày Thứ 7, Chủ nhật hằng tuần để làm ngày nghỉ hằng tuần.

Lễ Giáng sinh sẽ gồm ngày 24/12 và 25/12, trong đó ngày 24/12/2023 rơi vào ngày Chủ nhật.

Vì thế, trong trường hợp này, mặc dù người lao động không được nghỉ lễ Giáng sinh theo diện nghỉ lễ, Tết nhưng vẫn sẽ được nghỉ Lễ Giáng sinh theo diện ngày nghỉ hằng tuần đối với trường hợp được bố trí nghỉ hằng tuần vào Chủ nhật.

Lễ Giáng sinh
Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thời gian thử việc của người lao động tối đa bao nhiêu tháng? Mức lương thử việc được tính như thế nào?
Pháp luật
Người lao động có quyền tham vấn với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không?
Pháp luật
Tải mẫu bảng đánh giá công việc cá nhân người lao động mới nhất? Bảng đánh giá công việc là gì?
Pháp luật
DỰ BÁO THỜI TIẾT DỊP TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
Pháp luật
Các câu chúc giáng sinh hay cho noel 2024? Lời chúc Noel ngắn gọn cho bạn bè, đồng nghiệp, người yêu, người thân?
Pháp luật
Mẫu lời chúc Giáng sinh 25 12 ngắn gọn và hay nhất cho tất cả mọi người? Lời chúc Noel 25 12 ngắn gọn?
Pháp luật
10 bài nhạc Giáng sinh tiếng Anh hay? Xử phạt hành vi xúc phạm tâm linh khi tham gia lễ hội vào đêm Giáng sinh 25 12 thế nào?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Noel 2024? Ngày Lễ Giáng sinh 25 12 2024 vào thứ mấy trong tuần?
Pháp luật
Lời chúc Giáng sinh và năm mới 2025 ngắn gọn, ấm áp? Chúc mừng Giáng Sinh và năm mới 2025 ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Lời chúc Giáng sinh tiếng Anh ngắn gọn? Giáng sinh tiếng Anh là gì? Ông già Noel tiếng Anh là gì?
Pháp luật
Lời chúc giáng sinh cho các linh mục hay ý nghĩa nhất năm 2024? Những lời chúc dành cho linh mục dịp giáng sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Giáng sinh
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,584 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Giáng sinh Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Giáng sinh Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào