Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2024 diễn ra từ ngày nào? Những hoạt động nào được tổ chức tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2024?
Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2024 diễn ra từ ngày nào?
Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 (lễ hội) với chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam” chính thức bắt đầu diễn ra tại Quảng trường quận Bình Thủy (Cần Thơ)
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 17 đến 21/4 tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ;
Đây là sự kiện hướng đến Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 01/5 và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2024 diễn ra từ ngày nào? Những hoạt động nào được tổ chức tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2024? (Hình tử Internet)
Những hoạt động nào được tổ chức tại lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2024?
Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2024 là sự kiện thường niên của TP Cần Thơ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung, giá trị bánh dân gian Nam Bộ nói riêng; quảng bá đặc sản bánh dân gian Nam Bộ; tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nghệ nhân làm bánh gặp gỡ, giao lưu và xây dựng thương hiệu bánh dân gian địa phương. Đồng thời tăng cường liên kết giữa các tỉnh, thành trong khu vực và cả nước về xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư phát triển ẩm thực, sản phẩm đặc trưng của Nam Bộ.
Qua 10 lần tổ chức, lễ hội đã dần hình thành thương hiệu cho Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung, góp phần tìm kiếm và tạo điều kiện cho nhiều nghệ nhân phát huy, gìn giữ nghề truyền thống.
Năm nay, lễ hội có khoảng 200 gian hàng, gồm 3 khu chính: khu bánh dân gian, khu đặc sản vùng miền và khu ẩm thực. Một số hoạt động chính gồm: Lễ khai mạc, Dâng bánh dân gian Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Hội thi Bánh dân gian và biểu diễn cách làm các loại bánh dân gian của các nghệ nhân, Không gian trưng bày các loại bánh dân gian, Không gian giới thiệu và trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng, Trình diễn và chiêu đãi miễn phí bánh xèo kỷ lục đường kính 3m, Triển lãm bộ sưu tập (BST) thời trang làm từ bánh dân gian của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Công… Bên cạnh đó còn có các gian hàng: bánh dân gian, ẩm thực, OCOP và đặc sản vùng miền.
Lễ khai mạc diễn ra với chương trình văn nghệ ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước, những thành tựu của TP Cần Thơ, những nét đặc sắc trong văn hóa dân gian, tôn vinh các giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam và bánh dân gian Nam Bộ.
Đặc biệt, sự kiện lần này còn có hoạt động trình diễn làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2023), do các nghệ nhân đến từ làng nghề 100 năm ở Thốt Nốt, Cần Thơ thực hiện.
Một hoạt động mới và nhận được nhiều quan tâm ở lần lễ hội này là trình diễn bánh xèo có đường kính 3m. Chương trình trình diễn bánh xèo kỷ lục này sẽ diễn ra vào lúc 9h ngày 18/4, bánh chín sẽ đãi du khách miễn phí.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có một hoạt động đáng chú ý nữa là trình diễn bộ BST thời trang làm từ bánh dân gian Nam Bộ của NTK Nguyễn Minh Công.
Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2024 như thế nào?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vây, theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch nhằm Thứ năm ngày 18/4/2024 dương lịch.
Nếu ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2024 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Bài viết lấy nguồn từ: Cổng thông tin Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?