Lễ hội hoa Tam giác mạch 2024 vào ngày nào, tháng mấy? Ý nghĩa Lễ hội hoa Tam giác mạch thế nào?
Lễ hội hoa Tam giác mạch 2024 vào ngày nào, tháng mấy? Ý nghĩa Lễ hội hoa Tam giác mạch thế nào?
Lễ hội hoa Tam giác mạch 2024 vào ngày nào, tháng mấy?
Theo Kế hoạch 309 /KH-BTC năm 2024 TẢI VỀ của UBND Huyện Đồng Văn về Kế hoạch Tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024 như sau:
- Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9/2024 đến hết tháng 12/2024.
- Địa điểm: Tại các điểm tham quan và trung tâm thị trấn Đồng Văn.
- Quy mô: Tổ chức lễ hội cấp huyện
Đồng thời, theo Thông báo 179/TB-BTC năm 2024 TẢI VỀ của UBND Huyện Đồng Văn về thời gian khai mạc Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024 như sau:
- Thời gian: Từ 20 giờ 00 phút, ngày 09/11/2024.
- Địa điểm: Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn.
- Nội dung: Chương trình nghệ thuật “Miền hoa thương nhớ” và vòng chung kết Hội thi trình diễn và giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện Đồng Văn, năm 2024.
Ý nghĩa Lễ hội hoa Tam giác mạch thế nào?
Theo Kế hoạch 309 /KH-BTC năm 2024 của UBND Huyện Đồng Văn về Kế hoạch Tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024 thì:
Nhằm phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Đồng Văn.
Tổ chức hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội “Hoa Tam giác mạch” lần thứ X năm 2024, nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc, hình ảnh đẹp về cuộc sống, con người và các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn; khai thác các tiềm năng du lịch sẵn có, phát huy hiệu quả giá trị di sản danh thắng cũng như tiếp tục quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện Đồng Văn đến với du khách trong nước và quốc tế, giới thiệu tới đông đảo du khách khi đến với Đồng Văn để trải nghiệm và khám phá.
Đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.
Thông tin về "Lễ hội hoa Tam giác mạch 2024 vào ngày nào, tháng mấy?" "Ý nghĩa Lễ hội hoa Tam giác mạch" như trên.
Lễ hội hoa Tam giác mạch 2024 vào ngày nào, tháng mấy? Ý nghĩa Lễ hội hoa Tam giác mạch thế nào? (Hình từ Internet)
Trưng bày Hoa Tam giác mạch theo kế hoạch Tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024 thế nào?
Theo Kế hoạch 309 /KH-BTC năm 2024 của UBND Huyện Đồng Văn về Kế hoạch Tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024 thì việc trưng bày Hoa Tam giác mạch theo kế hoạch Tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024 được thực hiện như sau:
- Thời gian: Dự kiến trong tháng 10/2024
- Địa điểm: Trục đường trước cửa Huyện uỷ; HĐND và UBND huyện; cổng chợ Phố cổ; khu vực sân khấu Phố cổ, đường rẽ vào sân quảng trường, khu vực sân khấu nơi diễn ra đêm khai mạc Lễ hội, sân quảng trường. - Cơ quan chỉ đạo: Ban tổ chức các ngày lễ lớn huyện.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm DVCC-MT&CTN.
- Nhiệm vụ cụ thể: Trung tâm DVCC-MT&CTN trang trí tạo hình con đường hoa tại khu vực cổng chợ Phố cổ, sân khấu Phố cổ và dọc hành lang đường phía ngoài tổ hợp tranh tường, cổng Huyện ủy, HĐND và UBND huyện từ chân cột màn hình Led đến ngã ba Khách sạn Hoa Cương, dọc đường rẽ vào sân Quảng trường, khu vực sân khấu tại quảng trường, 06 ô trồng cỏ khu vực trung tâm quảng trường.
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?