Lịch nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao?
- Lịch nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao?
- Lịch nghỉ lễ, tết dối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển ra sao?
- Quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 như thế nào?
Lịch nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao?
Ngày 08/11/2023, Bộ Công thương ban hành Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.
Tại Điều 9 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về việc nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 như sau:
Nghỉ hàng năm
Người lao động được nghỉ hàng năm, ngoài thời gian nghỉ giữa phiên làm việc tuân thủ quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động 2019. Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ giữa các phiên.
Như vậy, theo quy định trên, thời gian nghỉ hằng năm đối với người lao động đối với người làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển tuân thủ theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động 2019.
Theo đó, tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm đối với người lao động như sau:
- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Bên cạnh đó, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Lịch nghỉ hằng năm đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 ra sao? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ lễ, tết dối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển ra sao?
Tại Điều 10 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về việc nghỉ, lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Nghỉ Lễ, Tết; Nghỉ việc riêng; Nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được bố trí nghỉ Lễ, Tết; nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương phù hợp với quy định pháp luật về lao động.
2. Trường hợp ngày nghỉ Lễ, Tết trùng với phiên làm việc, người lao động được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, quy định về lịch nghỉ tết đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu trên biển sẽ theo quy định Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, lịch nghỉ lễ, tết đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu trên biển như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, lịch nghỉ lễ, tết đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu trên biển như sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 05 ngày.
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Trường hợp ngày nghỉ Lễ, Tết trùng với phiên làm việc, người lao động được thanh toán tiền lương làm thêm giờ phù hợp với quy định của pháp luật.
Quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về làm thêm giờ đối với người lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển từ ngày 25/12/2023 như sau:
- Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT hoặc thời gian làm việc vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT đối với người lao động làm việc không thường xuyên được tính là thời gian làm thêm giờ.
- Tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm của người lao động không quá 14 giờ/ngày; số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 300 giờ/năm.
- Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
*Lưu ý: Thông tư 20/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 25/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?