Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức? Lịch thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM thế nào?

Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức? Lịch thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM thế nào?

Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức? Lịch thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM thế nào?

Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức (Lịch thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM) như sau:

Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức

HOẠT ĐỘNG

THỜI GIAN ĐỢT 1

THỜI GIAN ĐỢT 2

Mở đăng ký dự thi

20/1 – 20/2/2025

17/4 – 7/5/2025

Thông báo phiếu dự thi cho thí sinh

22/3/2025

24/5/2025

Tổ chức thi

30/3/2025

1/6/2025

Chấm thi

31/3 – 15/4/2025

2/6 – 15/6/2025

Thông báo kết quả

16/4/2025

16/6/2025

Đợt 1 của kỳ thi diễn ra tại 25 địa phương: Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Tây Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Đợt 2 được tổ chức tại 11 địa phương: Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, Lâm Đồng, TP HCM.

Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức? Lịch thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM thế nào?

Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức? Lịch thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ cấu đề thi đánh giá năng lực thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định chung về cấu trúc đề thi như sau

Đề thi
1. Đề thi phải được xây dựng theo đề cương. Đề cương đề thi (bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá) phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để học tập thành công ở trình độ đào tạo. Đề cương đề thi phải được công bố cho thí sinh ít nhất 30 ngày trước ngày thi.
2. Cấu trúc đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập phải chứa thành phần của nội dung môn toán hoặc môn ngữ văn cùng với ít nhất hai môn học khác trong chương trình cấp THPT phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực, ngành đào tạo; các nội dung đưa vào đề thi phải phù hợp với những quy định của pháp luật về giáo dục và văn hóa.
3. Phạm vi đánh giá của đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập chủ yếu nằm trong nội dung của chương trình cấp THPT hiện hành; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của ngành, lĩnh vực đào tạo. Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực, tư duy; phân loại được năng lực của thí sinh, đáp ứng mức độ phù hợp của thí sinh đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi tuyển sinh.
4. Đề thi được xây dựng dựa trên trích xuất ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn, hoặc được xây dựng mới theo quy trình bảo mật tuyệt đối. Trong trường hợp tổ chức nhiều đợt thi, hoặc một đợt thi có nhiều đề thi thì các đề thi phải bảo đảm tính tương đương. Câu hỏi thi phải được diễn đạt rõ ràng, không đa nghĩa.
5. Đề thi phải được một hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm xây dựng và phải được một hội đồng thẩm định đề thi chịu trách nhiệm thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng ra đề thi và hội đồng thẩm định đề thi phải độc lập với nhau và độc lập với các nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi (nếu có).

Theo đó, tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển sinh của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau.

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên bao gồm:

- Công bằng đối với thí sinh

- Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo

- Minh bạch đối với xã hội

Đánh giá năng lực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch thi đánh giá năng lực 2025 ĐHQG TPHCM chính thức? Lịch thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM thế nào?
Pháp luật
Đề minh họa môn Địa lý thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
Pháp luật
Đề minh họa Ngữ văn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
Pháp luật
Đề minh họa tiếng Anh thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
Pháp luật
Đề minh họa Sử thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) kèm đáp án thế nào?
Pháp luật
Đề minh họa ĐGNL 2025 HCM? ĐGNL HCM 2025 gồm những môn nào? Thời gian thi ĐGNL 2025 HCM ra sao?
Pháp luật
Đề minh họa Toán thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
Pháp luật
Đáp án đề minh họa Đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM? Đáp án đề minh họa Đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM đầy đủ nhất?
Pháp luật
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực TPHCM 2025? Tải cấu trúc đề thi đánh giá năng lực TPHCM 2025 ở đâu?
Pháp luật
Đánh giá năng lực là gì? Mẫu phiếu đánh giá năng lực nhân viên dành cho doanh nghiệp mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá năng lực
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
64 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá năng lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá năng lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào