Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội?

Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi ĐGTD 2025 HUST?

Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi ĐGTD 2025 HUST?

"Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi ĐGTD 2025 HUST?" như sau:

(1) Mở đăng ký dự thi chính thức Đợt 1 năm 2025:

Đăng ký trên hệ thống: https://tsa.hust.edu.vn

Thời gian mở: 11h ngày Chủ Nhật, 01/12/2024 đến hết ngày 06/12/2024

(2) Các đợt thi năm 2025:

Đợt thi

Ngày thi

Thời gian mở đăng ký

Trạng thái

Đợt 1

Ngày 18 - 19/01/2025

01 - 06/12/2024

[Đang mở]

Đợt 2

Ngày 08 - 09/03/2025

01 - 06/02/2025

[Chưa mở]

Đợt 3

Ngày 26 - 27/04/2025

01 - 06/04/2025

[Chưa mở]

(3) Hình thức thi: Thi trực tuyến trên máy tính tập trung (tại các phòng máy tính của đơn vị tổ chức thi).

(4) Các địa điểm tổ chức thi:

- Tại Hà Nội: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Thủy Lợi, Trường ĐH Giao thông Vận tải, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và một số cơ sở giáo dục đại học khác.

- Tại Lào Cai: Trường ĐH Thái Nguyên - Phân hiệu Lào Cai (Điểm thi mới 2025)

- Tại Thái Nguyên: Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục – ĐH Thái Nguyên

- Tại Hưng Yên: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

- Tại Hải Dương: Trường ĐH Sao Đỏ

- Tại Hải Phòng: Trường ĐH Hàng hải Việt Nam

- Tại Quảng Ninh: Trường ĐH Hạ Long

- Tại Thái Bình: Trường ĐH Thái Bình

- Tại Nam Định: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định

- Tại Ninh Bình: Trường ĐH Hoa Lư

- Tại Thanh Hóa: Trường ĐH Hồng Đức

- Tại Nghệ An: Trường ĐH Vinh

- Tại Hà Tĩnh: Trường ĐH Hà Tĩnh

- Tại Đà Nẵng: Trường ĐHBK – ĐH Đà Nẵng

"Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi ĐGTD 2025 HUST?" như trên.

Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi ĐGTD 2025 HUST?

Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi ĐGTD 2025 HUST? (Hình từ Internet)

Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội thế nào?

Theo Thông báo từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì cấu trúc bài thi đánh giá tư duy như sau:

CẤU TRÚC BÀI THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY

Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2022, cấu trúc và nội dung các phần thi trong Bài thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội đã được thiết kế theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học. Theo đó, tổng thời gian của Bài thi là 150 phút, bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm cho 03 phần thi. Phần thi Tư duy Toán học có thời lượng là 60 phút, phân thi Tư duy Đọc hiểu có thời lượng là 30 phút và phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề có thời lượng là 60 phút. Cấu trúc chi tiết của Bài thi được mô tả như sau

Phần thi Tư duy Toán học: Đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của Toán học vào giải quyết những bài toán trong thực tế, đồng thời đánh giá khả năng học toán và các môn khoa học liên quan ở bậc đại học của thí sinh. Nội dung phần thi Tư duy Toán học nằm trong chương trình trung học phổ thông gồm kiến thức về số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác xuất. Cấu trúc câu hỏi đòi hỏi phải có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ Toán học; truy cập các kiến thức Toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác Toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên Toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp. Phần thi Tư duy Toán học nhấn mạnh tới tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán.

Phần thi Tư duy Đọc hiểu: Đọc hiểu là một trong những năng lực cốt lõi, cần thiết cho việc tự học và học tập suốt đời. Do đó, phần thi này tập trung đánh giá kỹ năng đọc nhanh, hiểu đúng, cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ các văn bản tiếng Việt có độ dài từ 800 đến 1.000 từ. Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú, liên quan tới những chủ đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược. Các câu hỏi của phần thi này yêu cầu thí sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại như văn bản khoa học, văn bản văn học hay văn bản báo chí nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn. Cụ thể là, các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả, xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh. Khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích các đòi hỏi và bằng chứng trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan.

Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết các vấn đề khoa học một cách hợp lý nhất. Các câu hỏi ở dạng tích hợp các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực về khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ. Phần thi Tư duy Khoa học của Bài thi là một tập hợp các thông tin khoa học, theo sau đó là các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng tính toán, giải thích được dữ liệu, chỉ ra được phương án phù hợp với ngữ liệu khoa học được đưa ra. Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm. Thông tin khoa học được truyền tải theo các định dạng khác nhau như biểu diễn dữ liệu (đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan) hoặc quan điểm xung đột (hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau).

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên bao gồm:

- Công bằng đối với thí sinh

- Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo

- Minh bạch đối với xã hội

Đánh giá tư duy
Đại học Bách khoa Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội? Cách đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 Bách khoa Hà Nội?
Pháp luật
Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội?
Pháp luật
Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội 2024? Điểm chuẩn HUST theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT?
Pháp luật
Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội 2024? Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội 2024 tăng nhẹ so với năm 2023?
Pháp luật
Công bố lịch 6 đợt thi Đánh giá tư duy năm 2024 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội? Nội dung đánh giá tư duy năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Đánh giá năng lực và đánh giá tư duy khác nhau như thế nào? Đánh giá năng lực và đánh giá tư duy là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá tư duy
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
103 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá tư duy Xem toàn bộ văn bản về Đại học Bách khoa Hà Nội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào