Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể là gì? Tổ chức liên hoan di sản văn hóa phi vật thể theo định kỳ thế nào?
Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức liên hoan, giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và trong Danh mục của quốc gia
1. Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Liên hoan) là hoạt động bảo vệ di sản được cam kết trong hồ sơ trình UNESCO, bao gồm: tổ chức thực hành, trình diễn của cộng đồng chủ thể; trưng bày, triển lãm, giới thiệu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, giáo dục, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể.
...
Như vậy, liên hoan di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động tổ chức thực hành, trình diễn của cộng đồng chủ thể; trưng bày, triển lãm, giới thiệu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, giáo dục, quảng bá về di sản văn hóa phi vật thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc tổ chức.
Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể là gì? Tổ chức liên hoan di sản văn hóa phi vật thể theo định kỳ thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức liên hoan di sản văn hóa phi vật thể theo định kỳ thế nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức theo quy mô và định kỳ như sau:
- Liên hoan tất cả các loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cơ quan chức năng về quản lý di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ở quy mô quốc gia, quốc tế tại Việt Nam theo định kỳ 03 (ba) năm một lần;
- Liên hoan từng loại hình di sản văn hóa phi vật thể quy mô quốc gia ở trong nước do cơ quan chức năng về quản lý di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức theo định kỳ 01 (một) năm một lần;
- Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể có phạm vi 02 (hai) tỉnh, thành phố trở lên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có di sản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định khi có sự thống nhất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại để tổ chức luân phiên 02 (hai) năm một lần;
- Liên hoan một hoặc nhiều di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi 01 (một) tỉnh, thành phố do cơ quan chức năng về di sản văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
Nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:
(1) Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể:
- Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;
- Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;
- Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;
- Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;
- Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;
- Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.
(2) Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
- Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;
- Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;
- Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;
- Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;
- Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nghị định 39/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?