Lời chúc Ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18 11? Lời chúc Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 2024?
Lời chúc Ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18 11? Lời chúc Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 2024?
Lời chúc Ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18 11 (Lời chúc Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 2024) như sau:
Lời chúc Ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18 11 (Lời chúc Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 2024) (1) Chúc mừng Ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam! Mong rằng khối đại đoàn kết toàn dân sẽ mãi mãi vững bền, cùng nhau xây dựng đất nước ngày càng phát triển! (2) Chúc Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò kết nối và tập hợp mọi tầng lớp nhân dân vì mục tiêu chung! (3) Chúc cho tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân ta ngày càng được nâng cao, tạo sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách! (4) Chúc mừng Ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam! Chúng ta sẽ cùng nhau quyết tâm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và hạnh phúc cho tất cả mọi người! (5) Nhân Ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, chúc mọi người luôn phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc! (6) Chúc Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam ngày càng vững mạnh, là cầu nối gắn kết mọi tầng lớp nhân dân, cùng nhau vượt qua thử thách để xây dựng đất nước phồn thịnh! (7) Trong ngày kỷ niệm này, mong rằng tinh thần yêu nước và đoàn kết sẽ tiếp tục thắp sáng những khát vọng vươn lên, đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng! (8) Chúc cho mỗi chúng ta luôn giữ vững niềm tin và sự đoàn kết, cùng nhau xây dựng một đất nước hùng cường, nơi mọi người đều được sống trong hòa bình và thịnh vượng! *Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. |
Lời chúc Ngày Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18 11? Lời chúc Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 2024? (Hình từ Internet)
Ngày 18 tháng 11 người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày 18 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu ngày 18 tháng 11 trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày 18 tháng 11.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 18 tháng 11 thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ra sao?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định việc phồi hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như sau:
(1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:
- Đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Chủ trì, phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình;
- Tham gia đối thoại, hòa giải, xây dựng cộng đồng tự quản tại địa bàn khu dân cư;
- Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước; đề xuất, tham gia thực hiện các chương trình, phong trào, cuộc vận động góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
(2) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của địa phương;
- Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình; tập hợp, động viên hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hình thức thích hợp nhằm huy động và phát huy vai trò nòng cốt của thành viên là cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?