Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 chi tiết? Mẫu lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 như thế nào?

Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 chi tiết? Mẫu lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 như thế nào?

Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 chi tiết? Mẫu lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 như thế nào?

Việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22 là một nội dung quan trọng trong giáo dục, đặc biệt thông qua lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm. Nhiều giáo viên và phụ huynh hiện nay quan tâm đến việc lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 cần phải thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng quy định và mang tính giáo dục.

DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU LỜI NHẬN XÉT GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM THEO THÔNG TƯ 22 CHI TIẾT

1. Em luôn chăm chỉ học tập và có nhiều tiến bộ.

2. Em không chỉ tự giác học tập mà còn biết chia sẻ kiến thức với bạn bè.

3. Em luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.

4. Em có khả năng suy nghĩ độc lập và sáng tạo. Em luôn đưa ra những ý kiến hay trong giờ học.

5. Em rất tích cực tham gia các hoạt động lớp.

6. Em là học sinh hoạt bát và tự tin.

7. Em có khả năng trình bày lưu loát và mạch lạc.

8. Em đã có những bước tiến đáng kể trong học tập.

9. Em luôn cố gắng và đạt được nhiều thành tích tốt.

10. Em cần dành thêm thời gian để củng cố kiến thức.

11. Em cần luyện tập thêm để nâng cao kết quả học tập.

12. Em có khả năng tiếp thu ngôn ngữ rất nhanh.

13. Em có năng khiếu về các môn khoa học.

14. Em là một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép và có ý thức kỷ luật cao.

15. Em luôn tích cực tham gia các hoạt động của lớp và trường.

16. Em là một tấm gương sáng cho các bạn học tập và noi theo.

17. Em cần chú trọng hơn vào việc học tập các môn Toán và Tiếng Anh để đạt kết quả cao hơn nữa.

18. Việc làm bài tập đầy đủ và đúng hạn sẽ giúp em củng cố kiến thức và nâng cao điểm số.

19. Em cần có ý thức hơn trong việc hoàn thành bài tập về nhà để đạt được kết quả tốt nhất.

20. Kính mong phụ huynh quan tâm sát sao hơn đến việc học tập của con em mình trong thời gian tới.

21. Hiện tại, kết quả học tập của em có dấu hiệu giảm sút, rất mong phụ huynh phối hợp cùng nhà trường để tìm ra giải pháp phù hợp.

*Trên đây là mẫu lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 chi tiết!

Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 không chỉ phản ánh kết quả học tập mà còn đánh giá toàn diện về thái độ, kỹ năng và sự tiến bộ của học sinh. Nếu bạn đang băn khoăn về Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22. Thông tin về "Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22" sẽ giúp các giáo viên xây dựng nhận xét ý nghĩa, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh.

Việc tìm hiểu "Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22" sẽ giúp giáo viên và phụ huynh phối hợp tốt hơn trong giáo dục.

Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 chi tiết? Mẫu lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 như thế nào?

Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 chi tiết? Mẫu lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Đánh giá định kì học sinh trung học thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì học sinh trung học như sau:

(1) Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

(2) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.

(3) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).

(4) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại (2) (3) nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.

(5) Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại (4) thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Hình thức đánh giá các môn học theo Thông tư 22 thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về hình thức đánh giá đối với các môn học như sau:

- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Giáo viên chủ nhiệm
Đánh giá học sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xếp loại học sinh giỏi, xuất sắc thế nào theo quy định mới? Tiêu chuẩn xếp loại học sinh xuất sắc như thế nào?
Pháp luật
So sánh đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ theo Thông tư 27? Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học file word?
Pháp luật
Bảng tổng hợp đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 cuối học kì 1 năm học 2024 2025? Tải mẫu ở đâu?
Pháp luật
Lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu lời nhận xét môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 cuối kỳ 1 chi tiết?
Pháp luật
Mẫu lời nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27? Đánh giá học sinh tiểu học phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Mẫu lời nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 27 học kỳ I? Nhận xét năng lực, phẩm chất, các môn học của học sinh tiểu học ra sao?
Pháp luật
Lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 chi tiết? Mẫu lời nhận xét của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 22 như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp lời nhận xét học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Những lời nhận xét hay của giáo viên chủ nhiệm học kì 1?
Pháp luật
Lời nhận xét năng lực phẩm chất học sinh THCS theo Thông tư 22 học kì 1? Đánh giá phẩm chất năng lực theo Thông tư 22 cuối kì 1?
Pháp luật
Lời nhận xét môn đạo đức theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét môn đạo đức học kì 1 tiểu học theo Thông tư 27?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên chủ nhiệm
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
77 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên chủ nhiệm Đánh giá học sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên chủ nhiệm Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá học sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào