Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27 cuối kì 1? Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm học kì 1?
Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27 cuối kì 1? Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm học kì 1?
Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27 cuối kì 1 (Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm học kì 1) như sau:
Lớp 1
1. Em biết khám phá thế giới bản thân và thế giới xung quanh.
2. Em mô tả được hình dáng của em bên ngoài và của bạn.
3. Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm.
4. Em nêu được hành vi an toàn và không an toàn khi vui chơi.
5. Em biết xử lí tình huống, phân biệt đúng/sai trong chủ đề vừa học.
6. Em biết yêu thương giúp đỡ bạn bè phù hợp với hoàn cảnh.
7. Em biết tự chăm sóc bản thân và trang phục phù hợp khi đến trường, lớp.
8. Em nhận biết được hành vi nên và không nên làm ở lớp.
9. Em biết vận dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày.
10. Em tham gia tích cực phát biểu trong hoạt động nhóm.
Lớp 2
1. Em có nhận thức tốt, nêu được hành vi an toàn và không an toàn khi vui chơi.
2. Em thông minh, nhanh nhẹn, biết xử lí tình huống, phân biệt đúng/sai trong chủ đề vừa học.
3. Em biết tự chăm sóc bản thân và trang phục phù hợp khi đến trường, lớp.
4. Em nhận biết được hành vi nên và không nên làm ở lớp.
5. Em biết vận dụng bài học vào cuộc sống hằng ngày.
6. Em biết giới thiệu tên, sở thích, điểm nổi bật của các bạn.
7. Em ứng xử thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy cô.
8. Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp.
9. Em nhiệt tình, biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm.
10. Em có ý thức trách nhiệm trong việc tự bảo quản tài sản cá nhân và giữ an toàn cho mình.
Lớp 3
1. Em thực hiện tốt nội quy nhà trường, thân thiện với bạn bè.
2. Em tự tin về vẻ ngoài của bản thân trước tập thể.
3. Em biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè: ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự.
4. Em biết tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh của bạn.
5. Em biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
6. Em hăng hái phát biểu xây dựng bài.
7. Em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
8. Em biết tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ bạn bè khi cần.
9. Em có khả năng lãnh đạo và tổ chức các hoạt động nhóm.
10. Em biết giải quyết vấn đề và sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm.
Lớp 4
1. Em có ý thức trách nhiệm trong việc tự bảo quản tài sản cá nhân và giữ an toàn cho mình.
2. Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp.
3. Em nhiệt tình, biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm.
4. Em thân thiện, tích cực khi tham gia các hoạt động nhóm.
5. Em tự tin, yêu quý và tôn trọng bạn bè.
6. Em biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè.
7. Em biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
8. Em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
9. Em có khả năng lãnh đạo và tổ chức các hoạt động nhóm.
10. Em biết giải quyết vấn đề và sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm.
Lớp 5
1. Em có ý thức tự học, giao tiếp và hợp tác tốt.
2. Em biết giải quyết vấn đề và sáng tạo trong các hoạt động trải nghiệm.
3. Em biết tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ bạn bè khi cần.
4. Em biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
5. Em có khả năng lãnh đạo và tổ chức các hoạt động nhóm.
6. Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp.
7. Em nhiệt tình, biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm.
8. Em thân thiện, tích cực khi tham gia các hoạt động nhóm.
9. Em tự tin, yêu quý và tôn trọng bạn bè.
10. Em biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè.
Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27 cuối kì 1 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm tiểu học theo Thông tư 27 cuối kì 1? Lời nhận xét môn hoạt động trải nghiệm học kì 1? (Hình từ Internet)
Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học như sau:
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như sau:
(1) Nội dung đánh giá
(i) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
(ii) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
(2) Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
(i) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
(ii) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
(iii) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
(iv) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?