Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?

Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới? - Câu hỏi của anh S.D (Nam Định)

Luật Bình đẳng giới 2006 quy định Gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?

Căn cứ tại Điều 33 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới như sau:

- Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

- Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

- Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

- Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Có thể thấy gia đình có vai trò quan trọng và trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới. Ngoài ra, tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới 2006 còn quy định bình đẳng giới trong gia đình như sau:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?

Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?

Có những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:

- Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;

- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;

- Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;

- Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;

- Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật Bình đẳng giới 2006, gồm:

+ Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

++ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

++ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế:

++ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;

++ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

++ Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

++ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.

Có những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới nào?

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới như sau:

(1) Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

- Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới;

- Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;

- Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

(2) Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

- Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới;

- Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.

(3) Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

- Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;

- Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;

- Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính;

- Không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.

(4) Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:

- Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;

- Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;

-Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;

- Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.

(5) Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:

- Cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ;

- Từ chối việc tham gia của một giới trong các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.

(6) Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao bao gồm:

- Cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới;

- Sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới;

- Truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

(7) Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:

- Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;

- Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.

(8) Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình gồm:

- Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

- Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.

- Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.

- Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.

- Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

Bình đẳng giới Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bố mẹ không tạo điều kiện cho con gái học tập có đúng không?
Pháp luật
Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
Pháp luật
Chủ đề bình đẳng giới năm 2024? Bài tuyên truyền bình đẳng giới 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền bình đẳng giới năm 2024?
Pháp luật
Bài tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học năm 2024? Bài tuyên truyền về bình đẳng giới năm 2024 trường học?
Pháp luật
Thuyết trình về bình đẳng giới ngắn gọn năm 2024? Bài thuyết trình về bình đẳng giới trong giáo dục thế nào?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Pháp luật
Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
Pháp luật
Bình đẳng giới trong lao động là gì? Nếu vi phạm quy định về bình đẳng giới sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nghị định 59/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình đẳng giới
5,420 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình đẳng giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình đẳng giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào