Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2023? Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2023 là văn bản nào?
Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất 2023 là luật nào?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có bất kỳ văn bản nào thay thế Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành. Do đó, Luật Các tổ chức tín dụng đang được áp dụng năm 2023 bao gồm:
- Luật Các tổ chức tín dụng 2010
- Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
Mới: Quốc hội thông qua Luật Các tổ chức tín dụng mới thay thế Luật Các tổ chức tín dụng 2010
Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất năm 2023? Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2023 là văn bản nào? (Hình từ Internet)
Nghị định nào hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất?
Theo đó, Nghị định hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành bao gồm:
- Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
- Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
- Nghị định 93/2017/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.
Thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất là văn bản nào?
Theo đó, thông tư hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng cập nhật năm 2023 bao gồm:
- Thông tư 22/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-NHNN ngày 12 tháng 03 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Thông tư 13/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng
- Thông tư 02/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Thông tư 24/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Thông tư 25/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2015/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Thông tư 28/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
- Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng. (Còn hiệu lực đến hết ngày 31/03/2023)
Đề xuất sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng có đúng không?
Ngày 06/01/2023, Chính phủ thông qua Nghị quyết 03/NQ-CP năm 2023.
Theo đó, tại Mục 3 Nghị quyết 03/NQ-CP năm 2023, Chính phủ có đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật theo hướng:
- Tiếp tục tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện Luật các tổ chức tín dụng hiện hành; xác định rõ, đầy đủ các bất cập, vướng mắc là do quy định của Luật hay do quá trình tổ chức thực hiện để đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành, nghiên cứu, rà soát để luật hóa các vấn đề đã chín, đã rõ được thực tiễn chứng minh là đúng trong hoạt động ngân hàng; đánh giá tác động các đề xuất chính sách mới một cách khoa học, bài bản, đúng quy định để làm rõ mục tiêu, giải pháp chính sách chủ yếu của Luật, đối với vấn đề mới cần thiết thì thí điểm, có công cụ điều chỉnh để điều chỉnh, xử lý các vấn đề bất cập, tồn đọng, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.
- Việc xây dựng Luật cần có quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; cần xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ vấn đề bổ nhiệm lãnh đạo ngân hàng thương mại được sự đồng ý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
Phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.
- Cần thiết kế các công cụ để bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; có công cụ kiểm soát của Chính phủ; tăng cường các biện pháp thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời có tham gia của Thanh tra Chính phủ để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo, kịp thời phát hiện và có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm, bao gồm cả quản lý, phê duyệt nhân sự lãnh đạo của các ngân hàng thương mại cổ phần;
Có quy định để kịp thời xử lý khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Trong trường hợp cấp bách, đặc biệt thì tổ chức tín dụng được vay đặc biệt không có tài sản bảo đảm; tuy nhiên, cần quy định cách thức phù hợp để bảo đảm thu hồi tối đa khoản vay, hạn chế tối đa thiệt hại; nghiên cứu quy định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt theo từng mức độ giá trị khoản vay.
- Tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, tham khảo ý kiến của các tổ chức quốc tế để vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có chọn lọc, bảo đảm phù hợp, khả thi và hiệu quả; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đối tượng chịu tác động, các cơ quan, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học để tham khảo, tiếp thu trong quá trình xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
- Rà soát đầy đủ quy định của các luật có liên quan; làm rõ nguyên tắc áp dụng pháp luật: trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và các luật khác thì quy định nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng hoặc sửa đổi, bổ sung ngay trong Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.ủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện và trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
- Đây là dự án Luật có nội dung phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến người dân, xã hội và nền kinh tế, rất cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật để hoàn thiện khung pháp lý cho các tổ chức tín dụng để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng, phòng ngừa rủi ro, hạn chế xảy ra sai phạm.
- Đồng thời, cần có công cụ xử lý các tình huống phát sinh và có chế tài xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng, minh bạch thị trường, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, các bên đã đặt ra vấn đề cần có quy định để kịp thời xử lý khi tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản cũng như các biện pháp đặc biệt để xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành liên quan đến Tổ chức tín dụng tại đây Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?