Luật Đất đai mới nhất 2024 sẽ được thông qua vào tháng 01/2024 tại Kỳ họp Quốc hội bất thường?
Luật Đất đai mới nhất 2024 sẽ được thông qua vào tháng 01/2024 tại Kỳ họp Quốc hội bất thường?
Đối với dự án Luật Đất đai sửa đổi, Nghị quyết 05/NQ-CP năm 2024 có nêu như sau:
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội tại 03 Kỳ họp Quốc hội. Quốc hội đã cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, 5 và 6 (năm 2022, 2023). Chính phủ đã tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội[4] theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
...
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các bộ, cơ quan liên quan kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những nội dung phát sinh trước khi Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp Quốc hội bất thường tháng 01 năm 2024.
Như vậy, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp Quốc hội bất thường tháng 01 năm 2024. (Theo Cổng TTĐT Chính phủ, dự kiến Kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ khai mạc vào ngày 15/1/2024)
Theo đó, dự kiến, Luật Đất đai mới nhất sẽ có hiệu lực từ 01/7/2024.
Luật Đất đai 2024 mới nhất? Khi nào Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi mới nhất chính thức thông qua? (Hình từ Internet)
Bố cục của Luật Đất đai 2013 hiện nay được quy định như thế nào?
Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật đất đai 2013. Ngày 09 tháng 12 năm 2013, Luật đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh công bố. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014.
Luật Đất đai 2013 quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bao gồm 14 Chương và 212 Điều, cụ thể:
Chương I. Quy định chung (gồm 12 Điều, từ Điều 1 đến Điều 12);
Chương II. Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai (gồm 16 Điều, từ Điều 13 đến Điều 28);
Chương III. Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai (gồm 6 Điều, từ Điều 29 đến Điều 34);
Chương IV. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (gồm 17 Điều, từ Điều 35 đến Điều 51);
Chương V. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (gồm 9 Điều, từ Điều 52 đến Điều 60);
Chương VI. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (gồm 34 Điều, từ Điều 61 đến Điều 94);
Chương VII. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gồm 12 Điều, từ Điều 95 đến Điều 106);
Chương VIII. Tài chính về đất đai, giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất (gồm 13 Điều, từ Điều 107 đến Điều 119);
Chương IX. Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (gồm 5 Điều, từ Điều 120 đến Điều 124);
Chương X. Chế độ sử dụng các loại đất (gồm 42 Điều, từ Điều 125 đến Điều 165);
Chương XI. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (gồm 29 Điều, từ Điều 166 đến Điều 194);
Chương XII. Thủ tục hành chính về đất đai (gồm 03 Điều, từ Điều 195 đến Điều 197);
Chương XIII. Giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (gồm 12 Điều, từ Điều 198 đến Điều 209);
Chương XIV. Điều khoản thi hành (gồm 3 Điều, từ Điều 210 đến Điều 212).
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ra sao?
Theo Điều 20 Dự thảo Luật đất đai, nội dung quản lý nhà nước về đất đai dự kiến bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
- Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
- Đo đạc, chỉnh lý, lập các bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất;
- Điều tra, đánh giá tài nguyên đất, bảo vệ và cải tạo đất;
- Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Điều tra xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất;
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, trưng dụng đất.
- Phát triển quỹ đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?