Luật Kế toán mới nhất 2024 là luật nào? Văn bản nào hướng dẫn Luật Kế toán mới nhất? Luật Kế toán đã bị sửa đổi bao nhiêu lần?
Luật Kế toán mới nhất 2024 là luật nào?
Ngày 20/11/2015, Quốc hội ban hành Luật số 88/2015/QH13 (gọi chung là Luật Kế toán 2015) có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Luật Kế toán 2015 được xây dựng với 06 Chương – 74 Điều luật quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
Tính đến nay, chưa có quy định nào về việc sẽ có Luật Kế toán mới nhất thay thế Luật Kế toán 2015.
Do vậy, năm 2024 tới đây vẫn chưa có Luật Kế toán mới nhất, Luật Kế toán 2015 sẽ tiếp tục được áp dụng.
Luật Kế toán mới nhất 2023 là luật nào? Văn bản nào hướng dẫn Luật Kế toán mới nhất? Luật Kế toán đã bị sửa đổi bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)
Văn bản nào hướng dẫn Luật Kế toán mới nhất?
Sau hơn 06 năm thi hành, đã có tổng cộng 14 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Kế toán 2015.
Cụ thể như sau:
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập;
- Thông tư 09/2021/TT-BTC về hướng dẫn kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính ban hành;
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ;
- Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi chế độ báo cáo tại Thông tư trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
- Thông tư 05/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
- Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ;
- Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;
- Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
- Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
- Nghị định 25/2017/NĐ-CP về báo cáo tài chính nhà nước;
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán;
- Thông tư 292/2016/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
- Thông tư 296/2016/TT-BTC hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
- Thông tư 297/2016/TT-BTC về cấp, quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Trong đó, 14 văn bản nêu trên vẫn còn hiệu lực áp dụng tính đến hiện nay.
Luật Kế toán đã bị sửa đổi bao nhiêu lần?
Hiện nay, chỉ có 01 văn bản sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán 2015 là Luật số 38/2019/QH14 (Luật Quản lý thuế 2019).
Theo đó, Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm 17 Chương, 152 Điều luật quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
Nội dung bổ sung Luật Kế toán 2015 được đề cập tại Điều 150 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Bổ sung một điều vào Luật Kế toán số 88/2015/QH13
Bổ sung Điều 70a vào sau Điều 70 trong Chương IV như sau:
“Điều 70a. Cung cấp dịch vụ kế toán của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ khi có ít nhất một người có chứng chỉ kế toán viên.”
Để tiện theo dõi quy định của Luật Kế toán, ngày 04/07/2019, Văn phòng Quốc hội đã ban hành Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Kế toán với 74 Điều luật được hợp nhất từ Luật Kế toán 2015 và Luật Quản lý thuế 2019.
Đối tượng áp dụng Luật Kế toán mới nhất là những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Kế toán 2015, đối tượng áp dụng được quy định là các đối tượng sau:
- Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước.
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh, tổ hợp tác.
- Người làm công tác kế toán.
- Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
- Tổ chức nghề nghiệp về kế toán.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
Như vậy, hiện có tổng công 10 đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Luật Kế toán 2015.
Xem chi tiết tại Luật Kế toán 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?