Luật sư nước ngoài có được làm việc theo hợp đồng cho công ty luật tại Việt Nam hay không?
Luật sư nước ngoài có được làm việc theo hợp đồng cho công ty luật Việt Nam không?
Căn cứ Điều 75 Luật Luật sư 2006 quy định:
Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Làm việc với tư cách thành viên cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
2. Làm việc theo hợp đồng cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
...
Như vậy, luật sư nước ngoài có thể làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, trong đó có công ty luật.
Luật sư nước ngoài có được làm việc theo hợp đồng cho công ty luật sư Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ Điều 77 Luật Luật sư 2006 có cụm từ bị thay thế bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài.
- Luật sư nước ngoài có các quyền sau đây:
+ Lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 75 của Luật Luật sư 2006;
+ Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư 2006 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Luật sư nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
+ Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật;
+ Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư, nghĩa vụ của luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019;
+ Có mặt thường xuyên tại Việt Nam;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 73 Luật Luật sư 2006 quy định về quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài như sau:
- Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các quyền sau đây:
+ Thực hiện dịch vụ pháp lý về các lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng kýý hoạt động;
+ Nhận thù lao từ khách hàng;
+ Thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, lao động nước ngoài, lao động Việt Nam;
+ Nhận người tập sự hành nghề luật sư Việt Nam vào tập sự hành nghề luật sư;
+ Chuyển thu nhập từ hoạt động hành nghề ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chi nhánh, công ty luật nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
+ Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
+ Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng;
+ Bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi mà luật sư gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác;
+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các luật sư hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
+ Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, kế toán, thống kê và thực hiện nghĩa vụ thuế, tài chính;
+ Nhập khẩu phương tiện cần thiết cho hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ Điều 81 Luật Luật sư 2006 quy định chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
1. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam được thành lập chi nhánh ở trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đăng ký hoạt động.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Chi nhánh được thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
3. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh.
4. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có hồ sơ thành lập chi nhánh gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét cấp Giấy phép thành lập chi nhánh; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.
5. Hồ sơ thành lập chi nhánh gồm có:
a) Đơn đề nghị thành lập chi nhánh;
b) Bản sao Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài;
c) Giấy uỷ quyền cho luật sư làm Trưởng chi nhánh;
d) Bản sao Giấy phép hành nghề của luật sư được uỷ quyền làm Trưởng chi nhánh;
đ) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
6. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài phải đăng ký hoạt động của chi nhánh tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đặt trụ sở của chi nhánh.
Theo đó, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam gồm:
- Đơn đề nghị thành lập chi nhánh;
- Bản sao Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài;
- Giấy uỷ quyền cho luật sư làm Trưởng chi nhánh;
- Bản sao Giấy phép hành nghề của luật sư được uỷ quyền làm Trưởng chi nhánh;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?