Lương công chức trình độ đại học tăng từ 4,2 triệu lên 4,8 triệu đồng từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương?
Lương khởi điểm công chức trình độ đại học tăng từ 4,2 triệu lên 4,8 triệu đồng khi cải cách tiền lương?
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do Quốc hội thông qua ngày 10/11/2023, chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo đó, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương trung bình của công chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. -> Mức lương khởi điểm của công chức trình độ đại học cũng tăng theo.
Hiện nay, khi trúng tuyển, công chức trình độ đại học có lương khởi điểm được xếp ở bậc 1 tương ứng công chức loại A1 với hệ số lương là 2,34. Đối chiếu với mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức lương khởi điểm của công chức có trình độ đại học là 4,212 triệu đồng/tháng (1,8 triệu đồng x 2,34).
Tương tự, khi thực hiện cải cách tiền lương, nếu hệ số lương khởi điểm được tăng lên 2,68. Rất có khả năng mức lương khởi điểm công chức trình độ đại học sẽ tăng từ mức 4,2 triệu đồng lên mức 4,8 triệu đồng/tháng.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Tuy nhiên, lưu ý rằng, hệ số lương khởi điểm 2,68 đối với công chức trình độ đại học nêu trên chỉ là cơ sở để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương mới. Mức lương khởi điểm 4,8 triệu đồng/tháng mới chỉ là dự đoán, mức lương khởi điểm cụ thể của công chức trình độ đại học là bao nhiêu vẫn phải chờ bảng lương mới chính thức.
Lương công chức trình độ đại học tăng từ 4,2 triệu lên 4,8 triệu đồng từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)
Lương công chức sẽ được tăng 32% rồi 7% từ năm 2024 khi thực hiện cải cách tiền lương?
Theo nhiều thông tin, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương công chức sẽ được tăng 32% rồi 7% từ năm 2024. Việc này được lý giải như sau:
(1) Đối với mức tăng 32%
Theo Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, dự kiến cuối năm nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ trình Chính phủ phương án tăng lương lương tối thiểu vùng. Trong các phiên thảo luận tại Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu đề nghị tăng lương tối thiểu vùng đồng thời với lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.
Vì vậy nếu lương tối thiểu vùng tăng thì mức lương thấp nhất bình quân của khu vực doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao hơn mức 3,9 triệu đồng hiện nay.
Ngoài ra, chính sách tiền lương mới cũng mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay. Mức lương trung bình của công chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68.
Mức lương cao nhất của công chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
(2) Đối với mức tăng 7%
Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ cho biết, từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Như vậy, có thể kết luận như sau:
- Từ 01/7/2024, tiền lương trung bình của công chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương. - Từ năm 2025 trở đi, lương công chức sẽ được tăng bình quân 7%/năm cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp. |
Lưu ý:
Mức tăng 32% là mức tăng so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương chứ không phải lương công chức tăng 32%.
Các mức tăng nêu trên là mức tăng bình quân, nghĩa là không phải lương công chức nào cũng được tăng ở mức 32% và 7%. Mức tăng cụ thể sẽ tùy vào chức vụ, chức danh nghề nghiệp của công chức trong bảng lương mới.
Có mấy bảng lương công chức mới khi thực hiện cải cách tiền lương?
Căn cứ quy định tại Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau, sẽ có 02 bảng lương công chức mới:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm);
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức áp dụng chung đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Theo đó, cơ cấu tiền lương công chức mới bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?