Lương của Tổng Bí thư có tăng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 hay không?
- Lương của Tổng Bí thư có tăng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
- Lương mới của Tổng Bí thư được xây dựng khi thực hiện cải cách tiền lương như thế nào?
- Tiêu chuẩn chức danh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay ra sao?
- Các khoản phụ cấp nào có thể bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Lương của Tổng Bí thư có tăng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định:
Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...
Căn cứ theo quy định tại Chương III của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì Tổng Bí thư là chức danh được bầu từ các Ủy viên Bộ Chính trị.
Như vậy, có thể xác định Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Chính phủ đã trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cho biết: Những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19, Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Theo đó, từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, theo trình bày của Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo của Chính phủ thì khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì dự kiến từ 2025 trở đi lương của Tổng Bí thư sẽ tăng bình quân 7%/năm.
Lương của Tổng Bí thư có tăng khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27? (Hình ảnh từ Internet)
Lương mới của Tổng Bí thư được xây dựng khi thực hiện cải cách tiền lương như thế nào?
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể là cơ quan lãnh đạo Đảng ở TW. Do đó, theo hướng dẫn tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì bảng lương mới của Tổng Bí thư được xây dựng theo bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Cơ cấu tiền lương mới của khu vực cộng sẽ gồm có 3 khoản là lương cơ bản, phụ cấp và bổ sung thêm khoản tiền thưởng.
Trong đó:
+ Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)
+ Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương)
+ Tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, lương mới của Tổng Bí thư được xây dựng theo công thức:
Lương Tổng Bí thư = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có) |
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân;
- Là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
- Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.
- Có trình độ cao về lý luận chính trị.
- Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…
- Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.
- Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
- Có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương;
- Tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên;
- Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Các khoản phụ cấp nào có thể bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì các khoản phụ cấp sau có thể bị bãi bỏ khi thực hiện cải cách tiền lương 2024:
+ Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
+ Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
+ Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?