Lương giáo viên bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN? Tiền lương giáo viên tính như thế nào hiện nay?

Theo quy định của pháp luật hiện hành mức lương của giáo viên có phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không và cách tính lương như thế nào? Giáo viên không phải đóng thuế TNCN trong trường hợp nào?

Tiền lương giáo viên là viên chức tính thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn cách tính lương, phụ cấp và hoạt động phí đối với các đối tượng được hưởng mức lương cơ sở mới 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2024 tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 8, khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV.

Theo đó, giáo viên các cấp có 02 nhóm đối tượng bao gồm giáo viên là viên chức và giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động.

Như vậy giáo viên là viên chức thuộc đối tượng được tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng và sẽ áp dụng công thức tính mức lương theo hướng dẫn tại Thông tư 07/2024/TT-BNV.

Cụ thể, công thức tính mức lương giáo viên theo mức lương cơ sở mới:

Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2024 = Mức lương cơ sở 2,34 triệu/tháng x Hệ số lương.

Trong đó:

- Hệ số lương giáo viên mầm non áp dụng theo Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.

- Hệ số lương giáo viên tiểu học áp dụng theo Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT.

- Hệ số lương giáo viên THCS áp dụng theo Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.

- Hệ số lương giáo viên THPT áp dụng theo Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

- Hệ số lương giảng viên đại học áp dụng theo Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.

Lưu ý: Tiền lương giáo viên nêu trên chỉ tính dựa trên hệ số lương và lương cơ sở theo quy định và không bao gồm các khoản phụ cấp (nếu có).

Lương giáo viên bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN? Tiền lương giáo viên tính như thế nào?

Lương giáo viên bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN? Tiền lương giáo viên tính như thế nào? (Hình từ internet)

Lương giáo viên bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN?

Căn cứ tại các khoản thu nhập chịu thuế được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Theo đó, giáo viên giảng dạy, phát sinh thu nhập từ tiền công, tiền lương tại Việt Nam sẽ đóng thuế TNCN theo quy định.

Cụ thể, đối với giáo viên không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng.

Thu nhập trên là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:

- Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

- Thu nhập được miễn thuế thu nhập.

- Các khoản không tính thuế thu nhập như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…

Trường hợp có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc thì lương giáo viên trên 15,4 triệu đồng, 02 người phụ thuộc thì lương giáo viên trên 19,8 triệu đồng sẽ phải đóng thuế TNCN.

Giáo viên không phải đóng thuế TNCN trong trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân không có người phụ thuộc không phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công từ dưới 11 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ các khoản sau:

- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

- Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.

- Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời, theo điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định quy định cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng/không ký hợp đồng lao động có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả.

Trừ trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Điều này có nghĩa là trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp đủ điều kiện làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Như vậy, giáo viên thuộc đối tượng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi:

- Cá nhân không có người phụ thuộc không phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công dưới 11 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ.

- Cá nhân không ký hợp đồng lao động/ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công mỗi lần nhận dưới 2 triệu đồng/lần hoặc từ 02 triệu đồng/lần trở lên nhưng đủ điều kiện làm cam kết tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Lương giáo viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn bộ bảng lương mới giáo viên từ 01/7/2024 còn tính theo lương cơ sở nhân hệ số lương không?
Pháp luật
Bảng lương giáo viên mầm non từ 01/7/2024 không thấp hơn bao nhiêu khi thực hiện cải cách tiền lương?
Pháp luật
Bảng lương giáo viên theo vị trí việc làm từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương được xếp như thế nào?
Pháp luật
Bảng lương giáo viên không còn tính lương theo lương cơ sở nhân hệ số lương từ sau năm 2026 đúng không?
Pháp luật
Đối tượng nào được xếp lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp theo Kết luận 91 ngày 12/8/2024?
Pháp luật
Lương giáo viên có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo Kết luận 91 2024?
Pháp luật
Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện chủ trương lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống bảng lương theo Kết luận 91?
Pháp luật
Toàn văn Kết luận 91 2024 Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ra sao?
Pháp luật
Chính thức bảng lương mới giáo viên theo Nghị quyết 27 sẽ không còn tính theo lương cơ sở khi nào?
Pháp luật
Bảng lương giáo viên 2024 chính thức? Lương giáo viên khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 tăng bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương giáo viên
8,659 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương giáo viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương giáo viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào