Lương giáo viên có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo Kết luận 91 2024?
Lương giáo viên có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo Kết luận 91 2024?
Theo đó, tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị có đưa ra nội dung như sau:
6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.
Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện chủ trường lương nhà giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và lương giáo viên có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.
Do đó, tùy theo tính chất công việc, theo vùng mà lương giáo viên có thêm phụ cấp.
Lương giáo viên có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo Kết luận 91 2024? (Hình từ internet)
Cách tính lương giáo viên từ 1/7/2024 khi tăng 30% lương cơ sở?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng hiện nay dùng để làm căn cứ:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với 10 đối tượng được tăng lương cơ sở tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP;
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV ngày 05/7/2024 thì cách tính lương giáo viên như sau:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
- Công thức tính mức lương:
Mức lương từ ngày 01/7/2024 = 2.340.000 đồng/tháng x hệ số lương hiện hưởng
Ví dụ: Hệ số lương hiện hưởng là 2.34 thì mức lương từ 1/7/2024 được tính như sau:
Mức lương từ 01/7/2024 = 2.340.000 đồng/tháng x 2.34 = 5.475.600 đồng/tháng
- Công thức tính mức phụ cấp:
+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
Mức phụ cấp từ 01/7/2024 = 2.340.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng
+ Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ cấp từ 01/7/2024 = (Mức lương từ 01/7/2024 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 01/7/2024 (nếu có) Mức phụ cấp thâm niên vượt khung 01/7/2024(nếu có)) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định
+ Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
- Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu từ 01/7/2024 = 2.340.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)
Bảng lương giáo viên có mức lương cao nhất, thấp nhất khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo hướng dẫn tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT gồm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:
Lương = Hệ số x 2.340.000 đồng/tháng
(1) Bảng lương giáo viên mầm non:
(2) Bảng lương giáo viên tiểu học:
(3) Bảng lương giáo viên THCS:
(4) Bảng lương giáo viên THPT:
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024, lương của giáo viên các cấp bảo đảm sẽ không thấp hơn các mức như sau:
- Đối với lương giáo viên mầm non:
+ Mức lương thấp nhất: 4.914.000 đồng/tháng.
+ Mức lương cao nhất: không thấp hơn 14.929.200 đồng/tháng.
- Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT:
+ Mức lương thấp nhất: không thấp hơn 5.475.600 đồng/tháng.
+ Mức lương cao nhất: không thấp hơn 15.865.200 đồng/tháng.
Lưu ý: Tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?