Lưu học sinh tại Việt Nam là ai? Lưu học sinh tại Việt Nam phải có trình độ tiếng Việt như thế nào?
Lưu học sinh tại Việt Nam là ai?
Hiểu theo cách thông thường lưu học sinh tại Việt Nam hay còn gọi là du học sinh là những người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam.
Về phân loại và định nghĩa cụ thể về lưu học sinh, khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Lưu học sinh Hiệp định là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lưu học sinh ngoài Hiệp định là lưu học sinh người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo giữa cơ sở giáo dục Việt Nam với cá nhân lưu học sinh hoặc các tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng cho lưu học sinh.
Lưu học sinh tại Việt Nam là ai? Lưu học sinh tại Việt Nam phải có trình độ tiếng Việt như thế nào? (Hình từ Internet)
Lưu học sinh tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì về học vấn và chuyên môn?
Căn cứ Điều 4 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều kiện về học vấn, chuyên môn
1. Lưu học sinh vào học ở các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được tiếp nhận theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
2. Lưu học sinh vào học chương trình trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam theo quy định pháp luật của Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước gửi lưu học sinh là thành viên đối với từng cấp học và trình độ đào tạo.
3. Lưu học sinh vào học các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thỏa thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo hoặc theo hợp đồng đào tạo đã ký kết.
4. Lưu học sinh vào thực tập chuyên ngành phải đáp ứng các điều kiện về học vấn và chuyên môn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục tiếp nhận thực tập sinh.
5. Lưu học sinh vào học các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, thể dục thể thao) ngoài những điều kiện quy định tại Điều này còn phải đạt các yêu cầu của các kỳ thi hoặc kiểm tra về năng khiếu theo quy định của cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo.
6. Lưu học sinh phải học bổ sung kiến thức chuyên ngành để đạt yêu cầu được vào học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (nếu cần) do cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo tổ chức thực hiện cho lưu học sinh trong thời gian tối đa là 01 năm học sau khi lưu học sinh đã đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt.
Như vậy, tùy theo cấp học và chương trình học mà pháp luật Việt Nam hiện nay quy định điều kiện học vấn của lưu học sinh có sự khác nhau.
Lưu học sinh tại Việt Nam phải có trình độ tiếng Việt như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định như sau
- Lưu học sinh đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc đã đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được miễn yêu cầu về điều kiện tiếng Việt.
- Lưu học sinh đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo được phép sử dụng trong đào tạo cần đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ đó theo quy định cụ thể của từng chương trình. Lưu học sinh là người bản ngữ (của ngôn ngữ sử dụng trong học tập, nghiên cứu, thực tập) hoặc đã tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ bằng ngôn ngữ đó thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ.
-. Lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để vào học chương trình chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí lưu học sinh Hiệp định vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo dự bị tiếng Việt. Các cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo lưu học sinh ngoài Hiệp định phải tổ chức để lưu học sinh được học chương trình dự bị tiếng Việt hoặc gửi lưu học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo dự bị tiếng Việt;
+Thời gian học dự bị tiếng Việt đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo đã ký với cơ sở giáo dục của Việt Nam;
+ Sau khi kết thúc khóa học dự bị, lưu học sinh phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt, nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào học chương trình chính thức; nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ để được chuyển vào học chương trình chính thức.
Như vậy, lưu học sinh tại Việt Nam đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc đã đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo khung năng lực tiếng Việt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?