Lý do chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 ngày 29/11/2023 sắp tới là gì?
- Lý do chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 ngày 29/11/2023 sắp tới là gì?
- Những nội dung chính sách nổi bật tại Dự thảo Luật đất đai sửa đổi là gì?
- Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ra sao?
- Nếu được thông qua thì khi nào Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực?
Lý do chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 ngày 29/11/2023 sắp tới là gì?
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Quốc hội, sáng 16/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Theo đó, dự án Luật Đất đai sửa đổi được chốt chưa thông qua tại kỳ họp thứ 6. > XEM CHI TIẾT
Về lý do cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, về phương án chính sách thể hiện tại dự thảo luật, có 6/26 nội dung đã thu gọn còn 1 phương án; 14/26 nội dung còn có 2 phương án; 1/26 nội dung cần có thông tin làm rõ; 5/26 nội dung Đảng đoàn Quốc hội đã báo cáo cấp có thẩm quyền.
Theo Chủ tịch Quốc hội, dự án Luật đất đai sửa đổi là một dự án luật quan trọng, rất hệ trọng cho nên cần đặt sự ưu tiên lên hàng đầu.
Theo đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Kinh tế, cơ quan soạn thảo và các cơ quan cần tập trung lập luận các ưu điểm, nhược điểm để làm sáng tỏ các quan điểm, đề xuất lựa chọn phương án tốt nhất.
Chính vì thế, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất và Quốc hội đồng tình chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp 6. Dự án luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp gần nhất của năm 2024.
Lý do chưa thông qua Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 ngày 29/11/2023 sắp tới là gì? (Hình từ Internet)
Những nội dung chính sách nổi bật tại Dự thảo Luật đất đai sửa đổi là gì?
Trong nội dung tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có đề cập nhiều nội dung mới. Trong đó, nổi bật là 10 chính sách sau:
- Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai
- Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp
- Xây dựng các quy định pháp luật đối với quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ra sao?
Theo Điều 20 Dự thảo Luật đất đai, nội dung quản lý nhà nước về đất đai dự kiến bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
- Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
- Đo đạc, chỉnh lý, lập các bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất;
- Điều tra, đánh giá tài nguyên đất, bảo vệ và cải tạo đất;
- Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Điều tra xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất;
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, trưng dụng đất.
- Phát triển quỹ đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Nếu được thông qua thì khi nào Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực?
Căn cứ Điều 264 Dự thảo Luật đất đai sửa đổi có nêu:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Luật đất đai số 45/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Như vậy, nếu được thông qua tại kỳ họp thứ 6 sắp tới, Luật Đất đai sửa đổi mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?