Mẫu 01-KT danh mục đề xuất kế hoạch kiểm tra năm của Bộ giáo dục và đào tạo có dạng như thế nào?
Mẫu 01-KT danh mục đề xuất kế hoạch kiểm tra năm của Bộ giáo dục và đào tạo có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 01-KT Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định mẫu danh mục đề xuất kế hoạch kiểm tra năm có dạng như sau:
Tải mẫu 01-KT danh mục đề xuất kế hoạch kiểm tra năm: Tại đây
Mẫu 01-KT danh mục đề xuất kế hoạch kiểm tra năm của Bộ giáo dục và đào tạo có dạng như thế nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị đề xuất kế hoạch kiểm tra gửi đề xuất đến Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo vào thời gian nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra
1. Căn cứ Điều 11 của Quy định này, đơn vị đề xuất kế hoạch kiểm tra (Mẫu số 01-KT), gửi Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra) trước ngày 30 tháng 10 hằng năm. Đề xuất của đơn vị phải có ý kiến đồng ý của Lãnh đạo Bộ phụ trách trước khi gửi Thanh tra tổng hợp chung.
2. Thanh tra tổng hợp đề xuất của các đơn vị, xây dựng dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra trước ngày 15 tháng 11 hằng năm. Trong quá trình tổng hợp, trường hợp các đơn vị đề xuất kế hoạch kiểm tra không bảo đảm quy định tại Điều 11 của Quy định này, Thanh tra đề nghị các đơn vị điều chỉnh theo đúng quy định.
3. Thanh tra gửi dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, lấy ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
4. Thanh tra tổng hợp ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và ý kiến của các đơn vị, hoàn thiện dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách Thanh tra duyệt ký, ban hành trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.
Theo như quy định trên, đơn vị đề xuất kế hoạch kiểm tra gửi đề xuất đến Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 10 hằng năm.
Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch kiểm tra
1. Không bố trí kiểm tra quá 03 lần/năm, quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra và bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy định này.
2. Hạn chế các cuộc kiểm tra trong tháng 6, tháng 7 (trừ trường hợp cuộc kiểm tra về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kiểm tra đột xuất) và tháng 12 hằng năm (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
3. Đối với cuộc kiểm tra có nội dung kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi xây dựng kế hoạch kiểm tra phải có đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp. Ưu tiên bố trí cuộc kiểm tra có nội dung kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do một Lãnh đạo Bộ phụ trách.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động kiểm tra
1. Khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định.
2. Không trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
3. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở Quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền
Theo như quy định trên, xây dựng kế hoạch kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Không bố trí kiểm tra quá 03 lần/năm, quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra
- Không trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
- Hạn chế các cuộc kiểm tra trong tháng 6, tháng 7 và tháng 12 hằng năm
- Đối với cuộc kiểm tra có nội dung kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi xây dựng kế hoạch kiểm tra phải có đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp.
Ưu tiên bố trí cuộc kiểm tra có nội dung kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do một Lãnh đạo Bộ phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?