Mẫu 03-KT Quyết định kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo mới nhất năm 2023 có dạng như thế nào?
Mẫu 03-KT Quyết định kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo mới nhất năm 2023 có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu 03-KT Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định mẫu quyết định kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo có dạng như sau:
Tải mẫu 03-KT Quyết định kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo: tại đây
Mẫu 03-KT Quyết định kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt, ký Quyết định kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Chuẩn bị kiểm tra
1. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra hằng năm hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra có văn bản gửi đơn vị phối hợp (nếu có) đề nghị cử người tham gia đoàn kiểm tra.
2. Đơn vị phối hợp có văn bản cử người thanh gia đoàn kiểm tra, gửi đơn vị chủ trì kiểm tra để tổng hợp.
3. Đơn vị chủ trì kiểm tra trình người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Quy định này phê duyệt, ký Quyết định kiểm tra (Mẫu số 03-KT). Trong trường hợp cần thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, người ra Quyết định kiểm tra ký quyết định thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra (Mẫu số 04-KT, Mẫu số 05-KT).
4. Căn cứ Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng Kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra Quyết định kiểm tra hoặc người được giao phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra (Mẫu số 06-KT) và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm đúng quy định.
5. Việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo được thực hiện như sau:
a) Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì, chỉ đạo các thành viên xây dựng văn bản kèm theo đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo;
b) Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra (trừ kiểm tra đột xuất), Trưởng đoàn kiểm tra ký, gửi văn bản kèm theo Quyết định kiểm tra, đề cương yêu cầu báo cáo cho đối tượng kiểm tra. Văn bản gửi đối tượng kiểm tra ghi rõ địa điểm, thời gian, thành phần, nội dung làm việc của đối tượng kiểm tra và đoàn kiểm tra; yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo đề cương.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Thẩm quyền ra Quyết định kiểm tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra, ký Thông báo kết quả kiểm tra
Bộ trưởng hoặc người được Bộ trưởng giao ký ban hành Quyết định kiểm tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra, ký Thông báo kết quả kiểm tra.
Theo như quy định trên, Bộ trưởng hoặc người được Bộ trưởng giao có thẩm quyền phê duyệt, ký Quyết định kiểm tra
Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra trong hoạt động kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra
1. Trách nhiệm và quyền của Trưởng đoàn kiểm tra
a) Tổ chức, chỉ đạo thành viên đoàn kiểm tra thực hiện đúng nội dung, tiến độ kiểm tra theo Quyết định kiểm tra và Kế hoạch tiến hành kiểm tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra Quyết định kiểm tra; chịu trách nhiệm trước người ra Quyết định kiểm tra về hoạt động của đoàn kiểm tra; báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của người ra Quyết định kiểm tra giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm tra;
b) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu về nội dung kiểm tra;
c) Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo người ra Quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
2. Trách nhiệm và quyền của thành viên đoàn kiểm tra
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;
b) Yêu cầu đối tượng kiểm tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính bảo đảm đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp thành viên đoàn kiểm tra không đủ thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo quy định thì kiến nghị Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định;
d) Báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra và thủ trưởng đơn vị về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng đoàn để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm tra; chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn kiểm tra, thủ trưởng đơn vị, Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
Theo đó, Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo phải có trách nhiệm theo quy định trên trong hoạt động kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?