Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 mới nhất dành cho giáo viên? Xem chi tiết mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 ở đâu?
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 mới nhất dành cho giáo viên? Xem chi tiết mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 ở đâu?
>> Mẫu bài thu hoạch chính trị liên hệ bản thân về xây dựng văn hóa con người mới nhất 2024
Nóng: Tra cứu kết quả trúng tuyển đại học 2024 nhanh chóng nhất
>> Khung thời gian năm học 2024 2025 Hà Nội
Xem thêm: Mẫu giấy viết bài thu hoạch chính trị hè 2024
Bồi dưỡng chính trị hè 2024 là đợt sinh hoạt chính trị mang tính thiết thực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị được Đảng và nhà nước giao phó. Bồi dưỡng chính trị hè hàng năm giúp Đảng viên thấm nhuần nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tại Điều 6 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định về tổ chức bồi dưỡng chính trị hè cho ngành giáo dục theo hình thức tập trung hoặc từ xa.
Dưới đây là mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 mới nhất dành cho giáo viên về việc thực hiện dân chủ trong nhà trường như sau:
Quy chế thực hiện dân chủ nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, nhân viên trong cơ quan, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành, đồng thời ngăn chặn và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu. Ý nghĩa Thực hiện dân chủ trong nhà trường hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo môi trường làm việc lành mạnh để mỗi cá nhân phát huy tinh thần làm chủ, khả năng trí tuệ cống hiến xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh. Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ đối với hoạt động của cơ quan, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ Thủ trưởng và phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong cơ quan. Thực hiện dân chủ trong họat động cơ quan nhằm đảm bảo đúng pháp luật của nhà nước về các hoạt động của ngành. Kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành. Hiệu quả Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, chìa khóa vạn năng đề giải quyết mọi khó khăn”. Trong các trường học luôn xác định việc thực hiện dân chủ là yếu tố quan trọng để phát huy nội lực của mỗi CBGV, NV trong việc thực hiện tốt mục tiêu của các nhà trường. Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học một mặt vừa phát huy và đảm bảo quyền làm chủ, sức sáng tạo của CBGV, NV trong nhà trường, mặt khác nâng cao hơn nữa trách nhiệm của lãnh đạo các trường học nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở đoàn kết nội bộ góp phần giữ vững kỷ cương, duy trì nề nếp của hoạt động dạy và học trong các nhà trường - Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của CB, GV, NV góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật nhà nước; - Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giáo dục thủ đô. - Thực hiện mối quan hệ với công dân, cơ quan, tổ chức: Hàng tháng, quý, HK và trong năm học BGH nhà trường thường xuyên và chỉ đạo thực hiện công tác công khai, niêm yết các hoạt động về tài chính, công khai chất lượng giáo dục, công khai dự toán thu chi ngân sách vào tháng để tập thể CB-GV-NV thảo luận Quy chế chi tiêu nội bộ trước hội đồng sư phạm nhà trường. Kết quả thực hiện công tác công khai, niêm yết diễn ra một cách minh bạch, rõ ràng trong tập thể nhà trường, nên không có trường hợp thắc mắc, khiếu nại trong giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh. Các quy chế đã xác định được quyền và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị, tạo môi trường làm việc đảm bảo tính thân thiện, công khai, dân chủ góp phần xây dựng kỷ cương, nề nếp trong công tác, tạo khối đoàn kết thống nhất trong nhà trường. Đánh giá trách nhiệm của cán bộ, công chức và trách nhiệm của cán bộ công chức cùng với thủ trưởng cơ quan tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và tham gia giám sát đầy đủ theo kế hoạch đề ra trong từng giai đoạn. BGH nhà trường kết hợp với BCH Công đoàn trường chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động về công khai tài chính. |
Tham khảo một số mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 mới nhất dành cho giáo viên:
(1) Bài thu hoạch chính trị hè về ý chí tự lực tự cường tại đây.
(2) Bài thu hoạch chính trị hè về nội dung tâm đắc nhất trong các chuyên đề? Cách vận dụng vào công việc và môi trường đang công tác tại đây.
*Lưu ý: Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 mới nhất chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 mới nhất dành cho giáo viên? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Thông tư 03/2023/TT-BNV có nêu rõ tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 như sau:
(1) Chương trình, tài liệu:
- Mục tiêu của chương trình được xác định rõ ràng.
- Chuẩn đầu ra của chương trình được xác định rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu mà học viên cần đạt sau khi hoàn thành chương trình.
- Nội dung tài liệu không trùng lặp với nội dung của các tài liệu khác.
- Nội dung tài liệu bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
- Tài liệu được biên soạn bảo đảm cân đối giữa lý thuyết, câu hỏi thảo luận, thực hành và bài tập tình huống thực tiễn.
- Tài liệu có cấu trúc, trình tự logic; ngôn ngữ, chính tả và thể thức đúng quy định.
- Đóng góp của mỗi phần, mỗi chuyên đề trong tài liệu đối với việc đạt chuẩn đầu ra là rõ ràng.
- Tài liệu được thiết kế, biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình.
(2). Học viên:
- Tích cực trao đổi, thảo luận nội dung các chuyên đề của khóa bồi dưỡng.
- Tích cực chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tình huống thực tế trong thời gian học tập.
- Thực hiện tốt các hướng dẫn học tập của giảng viên.
- Thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng, của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
(3). Giảng viên:
- Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy.
- Giảng viên hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập.
- Giảng viên thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn.
- Giảng viên có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị.
- Giảng viên đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên.
- Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.
(4). Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ:
- Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.
- Tài liệu và đồ dùng giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của khóa học.
- Các dịch vụ hậu cần phục vụ khóa học được cung ứng kịp thời, bảo đảm chất lượng.
- Nhân viên Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có tinh thần, thái độ và trách nhiệm phù hợp.
- Các quy định về giảng dạy và học tập của Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu bảo đảm đúng quy định của pháp luật, được thông báo kịp thời, đầy đủ cho giảng viên, học viên.
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập phù hợp, bảo đảm khách quan, chính xác.
(5). Khóa bồi dưỡng:
- Nội dung khoá bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của học viên.
- Khoá học mang lại sự thiết thực, hữu ích cho học viên.
- Học viên chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập của khóa bồi dưỡng.
- Công tác giảng dạy của giảng viên được chuẩn bị tốt.
- Khóa bồi dưỡng được tổ chức bài bản, khoa học.
- Các điều kiện phục vụ cho khóa bồi dưỡng được Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đáp ứng tốt.
(6). Hiệu quả bồi dưỡng:
- Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, hiểu biết của học viên đối với lĩnh vực đã học tập được nâng cao.
- Học viên sử dụng kỹ năng được bồi dưỡng vào trong công việc đạt được tiến bộ.
- Thái độ của học viên (đối với công việc, đồng nghiệp, cấp trên) có chuyển biến tích cực.
- Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của học viên được nâng lên sau khi bồi dưỡng.
Cơ quan nào có thẩm quyền đào tạo sơ cấp lý luận chính trị?
Tại Điều 7 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 có quy định về phân cấp nhiệm vụ đào tạo như sau:
Phân cấp nhiệm vụ đào tạo
1. Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.
2. Trường chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn. Một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lực lượng vũ trang.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đào tạo sơ cấp lý luận chính trị là trung tâm chính trị cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?
- Tải mẫu báo cáo tổng kết khu dân cư cuối năm mới nhất? Báo cáo tổng kết khu dân cư cuối năm là gì?
- Mẫu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ của hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào?