Mẫu Báo cáo đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn đối với dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công như thế nào?
Mẫu báo cáo đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn đối với dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn đối với dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công (Mẫu số 04) như sau:
>> Tải mẫu báo cáo đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn đối với dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công tại đây.
Mẫu báo cáo đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn đối với dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công như thế nào? (Hình từ internet)
Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
a) Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
b) Dự án nhóm B phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động;
c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này khi cần thiết.
2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc;
b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất dự án thuộc phạm vi quản lý.
3. Nội dung đánh giá dự án áp dụng theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.
4. Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:
a) Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích;
b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.
Theo như quy định nêu trên thì việc đánh giá dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công được thực hiện như sau:
- Dự án quan trong quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
- Dự án nhóm B phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động.
- Ngoài các quy định trên thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện đánh giá khác theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP khi cần thiết.
Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, quy định về trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công gồm có như sau:
- Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
- Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
+ Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?