Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư công theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT ra sao?
Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư công theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT ra sao?
Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư công (Mẫu số 08) như sau:
>> Tải Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư công tại đây.
Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành dự án đầu tư công theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT ra sao? (Hình từ internet)
Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động đầu tư công?
Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Luật Đầu tư công 2019, Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư công.
- Trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công.
- Ban hành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư công.
- Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Đầu tư công 2019.
- Lập và trình Quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
- Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kiểm tra thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư công của các địa phương.
Trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công thuộc về ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, quy định về trách nhiệm giám sát dự án đầu tư công gồm có như sau:
- Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt nhằm bảo đảm mục tiêu và hiệu quả đầu tư.
- Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra ít nhất một lần đối với dự án có thời gian thực hiện trên 12 tháng;
+ Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan chủ quản và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong đầu tư công?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư công 2019, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công gồm có như sau:
- Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
- Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
- Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
- Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
- Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
- Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?