Mẫu Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh về kết quả rút dự toán bổ sung từ ngân sách Nhà nước cho Bộ Tài chính như thế nào?
Các đơn vị rút dự toán ngân sách nhà nước để chi các khoản chi cần tuân theo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo nội dung Thông tư 78/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 26/12/2022 về việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023.
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 78/2022/TT-BTC khi thực hiện các khoản chi theo quy định, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sẽ thực hiện rút ngân sách Nhà nước để chi.
Theo đó cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ.
Các nguyên tắc khi rút dự toán ngân sách nhà nước để chi các khoản chi bao gồm:
- Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội,...) đảm bảo thanh toán chi trả từng tháng cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước;
- Trích nộp các khoản đóng góp (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật;
- Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác:
+ Thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện đối với các khoản chi có hợp đồng và thực hiện thanh toán theo chế độ quy định đối với các khoản chi không có hợp đồng;
+ Khoản chi bồi thường thiệt hại cho người bị oan theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đảm bảo việc chi ngân sách nhà nước trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.
Như vậy, việc sử dụng dự toán ngân sách để chi các khoản chi cần tuân thủ theo các nội dung và nguyên tắc nêu trên.
Mẫu Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh về kết quả rút dự toán bổ sung từ ngân sách Nhà nước cho Bộ Tài chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Dựa vào khoản 4 Điều 8 Thông tư 78/2022/TT-BTC, số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được quy định:
- Trường hợp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách:
+ Thời gian phân bổ và giao dự toán được bổ sung phải hoàn thành chậm nhất 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được quyết định giao bổ sung dự toán);
+ Vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh hoặc nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác:
++ Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính có văn bản thông báo bổ sung ngoài dự toán cho ngân sách địa phương;
++ Căn cứ vào văn bản thông báo của Bộ Tài chính, Sở Tài chính thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
- Trường hợp số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương còn dư hoặc hết nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật, các địa phương kịp thời hoàn trả ngân sách trung ương:
+ Thời hạn hoàn trả trong phạm vi 30 ngày kể từ khi địa phương xác định kinh phí còn dư hoặc hết nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật hoặc theo thời gian cụ thể ở từng văn bản thông báo của Bộ Tài chính;
+ Trường hợp sau thời hạn trên, địa phương chưa hoàn trả ngân sách trung ương, Bộ Tài chính giao Kho bạc nhà nước thực hiện trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi theo quy định.
Mẫu Báo cáo kết quả rút dự toán bổ sung từ ngân sách Nhà nước cho Bộ Tài chính ra sao?
Theo khoản 6 Điều 8 Thông tư 78/2022/TT-BTC, định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện rút dự toán bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chính sách.
Mẫu báo cáo được thực hiện theo Phụ lục đính kèm Thông tư 78/2022/TT-BTC.
Tải Mẫu Báo cáo kết quả rút dự toán bổ sung từ ngân sách Nhà nước Tại đây.
Trong trường hợp địa phương không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đúng và đầy đủ theo quy định, Bộ Tài chính sẽ tạm dừng cấp kinh phí rút dự toán bổ sung cho địa phương cho đến khi địa phương có báo cáo đầy đủ.
Thông tư 78/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực kể từ ngày 09/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?