Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM?
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM?
Ngày 18/11/2024, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành có Công văn 28950/SLĐTBXH-VL-ATLĐ năm 2024 Tải về về thực hiện báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài năm 2024.
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM: Mẫu số 07/PLI ban hành kèm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP.
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM: Tải về Mẫu số 07/PLI tại đây
- Số liệu kỳ báo cáo: Số liệu lao động nước ngoài tổng hợp từ ngày 15/12/2023 đến ngày 14/12/2024.
- Thời gian nộp báo cáo: Từ ngày 15/12/2024 đến ngày 05/01/2025.
- Hình thức tiếp nhận báo cáo: doanh nghiệp truy cập vào link Google Form:https://forms.gle/8mCzzjMCBv5Zt4Ze6
Hoặc quét mã QR code sau đây để truy cập đường link:
Lưu ý: Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài gửi báo cáo trực tuyến đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Phòng việc làm - An toàn lao động) bao gồm số liệu lao động nước ngoài và bản chụp báo cáo có ký tên, đóng dấu đỏ (tập tin PDF) để tiện trong công việc theo dõi và tổng hợp.
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM?
Không báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
...
Theo đó, người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP). Do đó, tổ chức không báo cáo về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài có thể bị phạt tiền lên đến 6.000.000 đồng.
Người lao động nước ngoài tại Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động như sau:
Mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Trợ cấp hàng tháng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 49 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, việc trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2014, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Bên cạnh đó, việc trợ cấp hàng tháng được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
- Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?