Mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo thông tư 133 là mẫu nào?
- Mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo thông tư 133 là mẫu nào?
- Hướng dẫn ghi Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
- Hướng dẫn trình bày các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
Mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo thông tư 133 là mẫu nào?
Hiện nay mẫu báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục được quy định tại Mẫu số B01 - DNNKLT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Tải Mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục: tại đây
Lưu ý: đối tượng áp dụng của Thông tư 133/2016/TT-BTC là:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
Còn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Mẫu báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo thông tư 133? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
Dựa vào Mẫu số B01 - DNNKLT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, một số mục trong Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được hướng dẫn như sau:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.
(4) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Hướng dẫn trình bày các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
Căn cứ tiết 2.2.3 điểm 2.2 khoản 2 Điều 81 Thông tư 133/2016/TT-BTC có hướng dẫn trình bày các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục như sau:
Việc trình bày các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục được thực hiện tương tự như Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo mẫu số B01a-DNN (tham khảo quy định trình bày các chỉ tiêu này tại tiết 2.2.1, 2.2.2 điểm 2.2 khoản 2 Điều 81 Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Ngoại trừ một số chỉ tiêu sẽ được trình bày theo quy định như sau:
- Đầu tư tài chính (Mã số 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính, bao gồm: Chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tại thời điểm báo cáo.
Các khoản đầu tư tài chính được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110) và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Phải thu khác” (Mã số 134).
Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 122 + Mã số 123.
- Các khoản phải thu (Mã số 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu khác, tài sản thiếu chờ xử lý.
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135.
- Hàng tồn kho (Mã số 140)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị của hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157.
- Tài sản cố định và bất động sản đầu tư (Mã số 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 211, 217 trừ đi số dư Có TK 214.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?