Mẫu báo cáo tình hình tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ? Lập chỉ tiêu trong Báo cáo tình hình tài chính cần lưu ý gì?
Mẫu báo cáo tình hình tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất?
Hiện nay, Mẫu báo cáo tình hình tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định tại Mẫu số B01 - DNSN ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải Mẫu báo cáo tình hình tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ: tại
Mẫu báo cáo tình hình tài chính dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ? Phương pháp lập chỉ tiêu trong Báo cáo tình hình tài chính là gì? (Hình từ Internet)
Lập chỉ tiêu tài sản trong Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ phải lưu ý những gì?
Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Điều 82 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:
Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ
1. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 - DNSN)
1.1. Tài sản
- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 111, 112, số dư Nợ chi tiết của TK 1281 (chi tiết các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng) và TK 1288 (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương đương tiền).
Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng…
Các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục.
- Các khoản đầu tư (Mã số 120)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính (sau khi đã trừ đi các khoản dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính), bao gồm: Chứng khoán kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
Các khoản đầu tư tài chính được phản ánh trong chỉ tiêu này không bao gồm các khoản đầu tư đã được trình bày trong chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110) và các khoản phải thu về cho vay đã được trình bày trong chỉ tiêu “Các khoản phải thu” (Mã số 130).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 121, 228 và TK 128 (sau khi đã trừ đi các khoản đầu tư tài chính đã được phân loại là tương đương tiền và các khoản phải thu về cho vay) trừ đi số dư Có các TK 2291, 2292.
- Các khoản phải thu (Mã số 130)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi), như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu về cho vay, phải thu khác, tài sản thiếu chờ xử lý, tạm ứng, ký cược, ký quỹ, ...
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết theo từng đối tượng công nợ của các TK 131, 136, 138, 141, 334, 338, 1288 (chi tiết cho vay), 331 (chi tiết trả trước cho người bán) sau khi trừ đi số dư Có TK 2293.
- Hàng tồn kho (Mã số 140)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157 sau khi trừ đi số dư Có của TK 2294.
- Giá trị còn lại của TSCĐ và BĐSĐT (Mã số 150)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định và BĐSĐT tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 211, 217 sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ và BĐSĐT (số dư Có TK 214).
- Tài sản khác (Mã số 160)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các tài sản khác ngoài các tài sản đã được phản ánh tại các Mã số 110, 120, 130, 140, 150 nêu trên như thuế GTGT được khấu trừ, chi phí trả trước, thuế và các khoản phải thu của Nhà nước, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, ...
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ các TK 133, 241, 242, 333, ...
- Tổng cộng tài sản (Mã số 200)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Mã số 200 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160.
Theo đó, khi doanh nghiệp siêu nhỏ lập chỉ tiêu tài sản trong Báo cáo tình hình tài chính thì cần lưu ý đảm báo các nội dung nêu trên về:
- Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
- Các khoản đầu tư (Mã số 120)
- Các khoản phải thu (Mã số 130)
- Hàng tồn kho (Mã số 140)
- Giá trị còn lại của TSCĐ và BĐSĐT (Mã số 150)
- Tài sản khác (Mã số 160)
- Tổng cộng tài sản (Mã số 200)
Lập chỉ tiêu nợ phải trả trong Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ phải lưu ý gì?
Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Điều 82 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:
Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ
1. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 - DNSN)
...
1.2. Nợ phải trả (Mã số 300)
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo.
Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320 + Mã số 330 + Mã số 340 + Mã số 350 + Mã số 360
- Phải trả người bán (Mã số 310)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 331.
- Người mua trả tiền trước (Mã số 320)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư và doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 mở chi tiết cho từng khách hàng.
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 330)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản doanh nghiệp còn phải nộp Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 333.
- Phải trả người lao động (Mã số 340)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp còn phải trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 334.
- Phải trả nợ vay (Mã số 350)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, nợ thuê tài chính còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 341.
- Phải trả khác (Mã số 360)
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản phải trả khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh tại các Mã số 310, 320, 330, 340, 350 nêu trên như: Chi phí phải trả, phải trả nội bộ, nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, dự phòng phải trả, doanh thu chưa thực hiện, tài sản thừa chờ giải quyết, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ phát triển khoa học công nghệ, phải trả, phải nộp khác, ...
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có các TK 1388, 335, 336, 338, 352, 353, 356.
Theo đó, khi doanh nghiệp siêu nhỏ lập chỉ tiêu nợ phải trả trong Báo cáo tình hình tài chính thì cần lưu ý đảm báo các nội dung nêu trên, cụ thể là về:
- Phải trả người bán (Mã số 310)
- Người mua trả tiền trước (Mã số 320)
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 330)
- Phải trả người lao động (Mã số 340)
- Phải trả nợ vay (Mã số 350)
- Phải trả khác (Mã số 360)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?