Mẫu báo cáo tình hình thực hiện giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình thực hiện giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
Căn cứ Phụ lục kèm theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về mẫu báo cáo tình hình thực hiện giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội như sau:
Theo đó, Mẫu số 15 báo cáo tình hình thực hiện giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội như sau:
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
…, ngày … tháng … năm… |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ MẠNG XÃ HỘI
(Từ tháng ... năm ... đến tháng ... năm ...)
Kính gửi:
- Bộ Thông tin và Truyền thông
(Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử);
- Sở Thông tin và Truyền thông địa phương.
1. Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
2. Nội dung báo cáo (nếu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có hơn một mạng xã hội cần báo cáo thì cơ quan, tổ chức báo cáo lần lượt theo nội dung sau):
- Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội số ... do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày...tháng...năm…..
- Tên trang: (Tên miền, tên ứng dụng)
- Các dịch vụ có phát sinh doanh thu:
- Doanh thu trong kỳ báo cáo:
- Tổng số nhân sự phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ mạng xã hội:……… (trong đó....nam, ….nữ)
- Số lượng đơn thư khiếu nại của cá nhân, tổ chức khác đối với thông tin trên mạng xã hội: nội dung khiếu nại, kết quả giải quyết khiếu nại.
- Kiến nghị, đề xuất (nếu có):
Xem tiếp...
Mẫu báo cáo tình hình thực hiện giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội |
*Lưu ý: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội áp dụng từ ngày 25/12/2024!
Mẫu báo cáo tình hình thực hiện giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội áp dụng từ ngày 25/12/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Điều kiện quản lý nội dung, thông tin đối với mạng xã hội gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện về quản lý nội dung, thông tin đối với mạng xã hội như sau:
(1) Có Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội bảo đảm đầy đủ các nội dung được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 29 Nghị định 147/2024/NĐ-CP; đăng tải Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội trên trang chủ mạng xã hội; bảo đảm người sử dụng dịch vụ phải đồng ý Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội (bằng phương thức điện tử) thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tính năng của mạng xã hội;
(2) Có nhân sự trực 24/7 để xử lý các vấn đề gồm: Tiếp nhận, xử lý và phản hồi các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam; giải quyết và phản hồi khiếu nại từ người sử dụng dịch vụ Việt Nam;
(3) Có giải pháp kiểm duyệt nội dung đăng tải trên mạng xã hội;
(4) Có biện pháp bảo vệ thông tin của người sử dụng dịch vụ;
(5) Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng dịch vụ trong việc cho phép thu thập thông tin của mình hoặc cung cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác;
(6) Không sắp xếp nội dung đăng tải của người sử dụng theo các chuyên mục cố định; không đăng tải hoặc cho người sử dụng (bao gồm cả nhân sự của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội) sản xuất nội dung dưới hình thức phóng sự, điều tra, phỏng vấn báo chí và đăng tải lên mạng xã hội. Đối với các cơ quan báo chí đăng tải nội dung trên mạng xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 6 Điều 24 Nghị định 147/2024/NĐ-CP;
(7) Phân loại và hiển thị cảnh báo các nội dung không phù hợp với trẻ em; triển khai giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em.
Cấp phép và quản lý mạng xã hội tuân thủ theo các quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 24 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về việc cấp phép và quản lý mạng xã hội tuân thủ theo các quy định như sau:
(1) Phân loại mạng xã hội:
Mạng xã hội nước ngoài do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Việc quản lý mạng xã hội nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
Mạng xã hội trong nước do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam cung cấp, bao gồm: Mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên lớn: Là mạng xã hội có tổng số lượt truy cập (total visits) thường xuyên trong 01 tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 06 tháng liên tục) từ 10.000 lượt trở lên hoặc có trên 1.000 người sử dụng thường xuyên trong tháng; mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp: Là các mạng xã hội có tổng số lượt truy cập (total visits) thường xuyên trong 01 tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 06 tháng liên tục) dưới 10.000 lượt hoặc có dưới 1.000 người sử dụng thường xuyên trong tháng;
(2) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ được cung cấp dịch vụ mạng xã hội khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội (đối với mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên lớn) hoặc Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội (đối với mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp);
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) sẽ rà soát, thống kê và có văn bản thông báo nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định tại Điều 29, Điều 31 Nghị định 147/2024/NĐ-CP đối với các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên lớn;
(3) Các mạng xã hội trực tiếp cung cấp dịch vụ nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, có thu tiền thuê bao người sử dụng dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Các mạng xã hội có trách nhiệm xác thực và gắn biểu tượng đã xác thực cho các tài khoản, trang, kênh của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp có pháp nhân tại Việt Nam, người có ảnh hưởng khi có đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân này;
(4) Chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới được cung cấp tính năng livestream hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức.
Các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp nếu có nhu cầu cung cấp tính năng livestream hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu thì có thể thực hiện thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội;
(5) Nền tảng số đa dịch vụ là nền tảng cung cấp, tích hợp nhiều dịch vụ trên cùng một trang thông tin điện tử hoặc một ứng dụng.
Nền tảng số đa dịch vụ khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội và các dịch vụ chuyên ngành khác thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải có Giấy phép/Giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội, Giấy phép/Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận thông báo cung cấp các dịch vụ chuyên ngành khác và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan;
Trong trường hợp nền tảng số đa dịch vụ có cung cấp dịch vụ mạng xã hội và trang thông tin điện tử tổng hợp thì phải phân định hai loại hình này thành các chuyên mục riêng biệt theo nguyên tắc không xen lẫn nội dung với nhau;
(6) Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ chuyên ngành nếu cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 147/2024/NĐ-CP;
(7) Các cơ quan báo chí trong vòng 10 ngày sau khi thiết lập tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội trong và ngoài nước có trách nhiệm Thông báo thông tin với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chịu trách nhiệm về các thông tin do cơ quan báo chí cung cấp đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Báo chí 2016 và các quy định của Nghị định 147/2024/NĐ-CP; tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đã được ghi trong Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
Văn bản Thông báo nộp trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) hoặc nộp trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trường hợp nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông, phải có chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) gửi Giấy xác nhận cho cơ quan báo chí theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
Lưu ý: Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn hóa là gì? Hiện nay có mấy loại di sản văn hóa? 06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
- Tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn chịu sự giám sát của ai? Quy trình giám sát tổ chức công đoàn?
- Người công nhiên chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác bị xử phạt bao nhiêu?
- Người đi bộ có được vượt qua dải phân cách không? Người đi bộ vượt qua dải phân cách sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu hợp đồng hôn nhân hợp pháp mới nhất? Hợp đồng hôn nhân nhằm cưỡng ép kết hôn có bị vô hiệu không?