Mẫu biên bản sự việc mới nhất 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản sự việc chi tiết như thế nào?
Mẫu biên bản sự việc mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản sự việc chi tiết như thế nào?
Hiện nay, mẫu Biên bản sự việc là một văn quan trọng được lập ra nhằm ghi lại một cách chi tiết các sự kiện, hành động, và quyết định đã diễn ra trong một tình huống cụ thể.
Mẫu Biên bản sự việc không chỉ giúp các bên liên quan có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì đã xảy ra mà còn là cơ sở để xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh sau này.
Dưới đây là các mẫu biên bản sự việc có thể tham khảo:
>> Mẫu Biên bản sự việc (Mẫu chung): Tải về
Dưới đây là những điểm cần chú ý khi lập mẫu Biên bản sự việc:
(1) Tiêu đề rõ ràng
Tiêu đề cần phải ngắn gọn, rõ ràng, ví dụ: "Biên bản sự việc", "Biên bản họp", hoặc "Biên bản giao nhận".
(2) Thông tin cơ bản
Người lập biên bản: Ghi rõ tên người lập biên bản.
Người chứng kiến: Ghi rõ tên chứng kiện sự việc.
Số biên bản: Đánh số biên bản để dễ quản lý.
Thời gian và địa điểm: Ghi rõ thời gian và địa điểm diễn ra sự việc.
(3) Thành phần tham gia
Liệt kê rõ tên, chức vụ và vai trò của các bên tham gia biên bản.
Có thể ghi rõ họ tên vai trò của từng cá nhân.
(4) Nội dung sự việc
Mô tả chi tiết: Trình bày rõ ràng, chi tiết về sự việc xảy ra, bao gồm thời gian, địa điểm, các sự kiện liên quan, và các bên liên quan.
Nguyên nhân: Nếu có thể, ghi rõ nguyên nhân gây ra sự việc.
Diễn biến: Tóm tắt diễn biến của sự việc một cách có hệ thống, rõ ràng.
(5) Kết luận và quyết định
Nêu rõ kết luận của sự việc, quyết định được đưa ra, hoặc biện pháp xử lý tiếp theo.
Nếu có, ghi chú về trách nhiệm của các bên liên quan.
(6) Người lập biên bản
Ghi rõ họ tên, chức vụ của người lập biên bản và có chữ ký xác nhận.
(7) Chữ ký và ghi rõ họ tên
Tất cả các bên liên quan cần ký vào biên bản để xác nhận nội dung.
Ghi rõ họ tên và chức vụ bên dưới chữ ký.
(8) Lưu trữ và phân phối
Biên bản cần được lưu trữ cẩn thận và có thể cần sao chép cho các bên liên quan.
(9) Ngôn ngữ chuyên nghiệp
Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, chuyên nghiệp, tránh sử dụng ngôn ngữ bình dân hoặc thiếu chính xác.
(10) Thời gian lập biên bản
Nên lập biên bản ngay sau khi sự việc xảy ra để đảm bảo thông tin được ghi nhận chính xác nhất.
Mẫu biên bản sự việc mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản sự việc chi tiết như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hướng dẫn cách viết mẫu biên bản sự việc chi tiết như thế nào?
Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng để minh chứng cho các sự kiện thực tế đã xảy ra.
Vì vậy, biên bản phải mô tả lại các sự việc hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết khách quan, không bình luận thêm bớt thì mới bảo đảm được vai trò cung cấp thông tin để làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác.
Yêu cầu khi lập biên bản:
- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
- Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
- Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm.
- Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải phải giữ kèm biên bản).
Theo đó, thông tin muốn chính xác có độ tin cậy cao phải được đọc cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan và ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.
Cụ thể:
- Về hình thức:
+ Ngôn từ trong Biên bản sự việc cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và nêu được vấn đề một cách khái quát nhất, tránh các ngôn từ thiếu tính trang nghiêm, các ngôn từ đa nghĩa, dễ gây hiểu nhầm.
+ Trình bày gọn gàng, mạch lạc, nếu đánh máy cần căn lề, giãn dòng theo quy định.
+ Biên bản sự việc đảm bảo đủ các phần: Thời gian, địa điểm lập biên bản; Tiêu đề; Thành phần tham dự; Nội dung; Kết thúc biên bản; Chữ ký.
- Về nội dung:
+ Mọi nội dung được nêu ra trong Biên bản sự việc phải hợp pháp và tuân thủ nghiêm ngặt theo pháp luật, không trái với quy định pháp luật.
+ Nội dung được ghi chép đầy đủ, chính xác, logic theo trình tự diễn ra của sự việc, nhất là các vấn đề mang tính trọng tâm và quan trọng. Nếu là lời nói của các bên đại diện cần ghi chép nguyên văn, không tự thêm bớt hay đưa cảm xúc cá nhân vào.
+ Biên bản sự việc phải có chữ ký người đại diện của các bên và chữ ký người lập biên bản.
Lập biên bản giao nhận người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như thế nào?
Việc lập biên bản giao nhận người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện theo Mục III Phần A Quy trình tiếp nhận, điều trị và quản lý người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 5091/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
Lập biên bản giao nhận
1. Nhân viên tiếp đón (theo Quyết định phân công của Cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần) hoặc điều dưỡng trực Khoa Khám bệnh (vào giờ trực) phối hợp cùng Cơ quan/tổ chức đưa người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đến đưa người chấp hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ đến khoa điều trị nội trú được chỉ định tiếp nhận theo quy định của cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
2. Khoa điều trị nội trú tiếp nhận Phiếu khám vào viện, Hồ sơ theo quy định tại Phần A, mục I, điểm 1, 2 và người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh; đồng thời lập Biên bản giao, nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; Biên bản giao, nhận được lập thành 02 bản: 01 bản giao lại cho Cơ quan/tổ chức đưa người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đến, 01 bản lưu tại bệnh án.
Như vậy, việc lập biên bản giao nhận người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?