Mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ?
- Mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ?
- Cách thức dự thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động là gì?
Mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ?
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ?
Căn cứ theo Kế hoạch 51/KH - TLĐ năm 2024 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động” sẽ diễn ra từ 0h00 ngày 15/4/2024 đến 0h00 ngày 15/5/2024.
- Đề thi gồm có 03 phần. Trong đó có phần viết trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận hoặc câu chuyện hay, ấn tượng, tình huống về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1.000 chữ.
Dưới đây là mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ có thể tham khảo:
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, ai ai cũng cần lao động và cống hiến cho xã hội. Lao động trước hết là cách để chúng ta kiếm tiền, nuôi sống bản thân và gia đình. Thứ hai, lao động cũng chính là chúng ta góp sức nhỏ bé để xây dựng kiến thiết đất nước. Chính vì vậy có thể nói lao động là một hoạt động quan trọng và vô cùng ý nghĩa trong đời sống. Và để đảm bảo cho người lao động, nhà nước cũng đã rất quan tâm với nhiều quy định và chính sách tốt nhất để đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động, giúp người lao động có điều kiện tốt nhất để yên tâm công tác. Tuy nhiên, ở đâu đó trong xã hội vẫn hiện hữu những con sâu làm rầu nồi canh. Họ là những người sử dụng lao động nhưng lại không đảm bảo đầy đủ những điều kiện đảm bảo an toàn lao động cho công nhân để rồi xảy ra những hậu quả đáng tiếc. Tôi vẫn nhớ câu chuyện người em họ của mình làm việc trong một xưởng sản xuất tôn. Chỉ vì tai nạn lao động mà em ấy đã mất đi khả năng lao động và còn trở thành gánh nặng của gia đình. Từ một người trụ cột kinh tế trong gia đình, nay người vợ phải nghỉ việc để chăm chồng, hai đứa con nhỏ còn đang tuổi đi học. Quả thực đây là một gánh nặng rất lớn mà không biết ai sẽ phải là người chịu trách nhiệm đây? Thiết nghĩ, giá như người chủ lao động ấy đã tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn lao động thì câu chuyện đã đâu đến nỗi này. Nếu như những sự mất an toàn lao động như thế này vẫn còn tiếp diễn, thử hỏi sẽ còn bao nhiêu gia đình phải rơi vào cảnh lầm than túng quẫn như này nữa? Tôi mong rằng pháp luật cần có sự răn đe, trừng phạt thích đáng với những đối tượng này để những sự việc đáng tiếc không còn xảy ra nữa để môi trường lao động luôn an toàn, đảm bảo vệ sinh, các anh chị em công nhân yên tâm công tác. |
*Mẫu đoạn văn ngắn trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ? (Hình từ internet)
Cách thức dự thi trực tuyến Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
Bước 1: Sử dụng các thiết bị đa phương tiện (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng...) có kết nối Internet truy cập vào Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn)/Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động” hoặc quét mã QR Code của Cuộc thi để tham gia Cuộc thi.
Bước 2: Sau khi truy cập vào Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn), thí sinh phải điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào các trường thông tin đã được mặc định, bao gồm:
(1) Họ và tên;
(2) Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/ Số định danh cá nhân;
(3) Số điện thoại liên lạc;
(4) Địa chỉ email (không bắt buộc);
(5) Địa chỉ thường trú/tạm trú (quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh - tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương);
(6) Đơn vị công tác (thí sinh điền thông tin đơn vị đang làm việc, công tác);
(7) Công đoàn ngành, LĐLĐ địa phương (Thí sinh tick chọn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương có sẵn trên hệ thống).
(8) Cấp công đoàn quản lý (thí sinh điền thông tin cấp công đoàn cấp trên trực tiếp)
Sau khi điền đầy đủ các thông tin nêu trên, thí chọn nút “vào thi” để bắt đầu trả lời các câu hỏi do Ban Tổ chức đưa ra.
Bước 3: Thực hiện bài thi
Sau khi hoàn thành xong 3 phần thi, thí sinh bấm vào nút “Nộp bài thi” để kết thúc dự thi.
Lưu ý:
- Thông tin của người dự thi là căn cứ để Ban Tổ chức xét và trao giải. Ban Tổ chức không công nhận kết quả đối với thí sinh đăng ký thông tin cá nhân không chính xác.
- Thí sinh phải thực hiện đủ 03 phần thi mới thực hiện được bước “Nộp bài thi” để hoàn thành bài thi.
- Mỗi thí sinh dự thi chỉ được tham gia thi 01 lần.
Nguồn: Tạp chí điện tử lao động và công đoàn
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
+ Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
+ Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
+ Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
+ Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?