Mẫu Đơn đặt hàng mới nhất? Tải về file Word và Excel mẫu Đơn đặt hàng ở đâu? Hướng dẫn lập đơn đặt hàng thế nào?
Mẫu Đơn đặt hàng mới nhất? Tải về file Word và Excel mẫu Đơn đặt hàng ở đâu? Hướng dẫn lập đơn đặt hàng thế nào?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn đặt hàng.
Tuy nhiên, có thể hiểu mẫu đơn đặt hàng là văn bản quan trọng giúp người mua hàng ghi rõ các thông tin liên quan đến đơn hàng, bao gồm tên sản phẩm, số lượng, giá cả, và điều kiện thanh toán.
Mẫu Đơn đặt hàng không chỉ là phương tiện giao dịch giữa người mua và người bán, mà còn giúp đảm bảo quá trình mua bán diễn ra suôn sẻ, minh bạch và chính xác.
Đơn đặt hàng thường dùng trong các doanh nghiệp, tổ chức thương mại, sản xuất...
Dưới đây là mẫu Đơn đặt hàng mới nhất có thể tham khảo:
>> Mẫu Đơn đặt hàng (Mẫu Word số 1): Tải về
>> Mẫu Đơn đặt hàng (Mẫu Word số 2): Tải về
>> Mẫu Đơn đặt hàng (Mẫu Word số 3): Tải về
>> Mẫu Đơn đặt hàng (Mẫu Excel): Tải về
Lưu ý: Mẫu Đơn đặt hàng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Mẫu Đơn đặt hàng có thể điều chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Mẫu Đơn đặt hàng mới nhất? Tải về file Word và Excel mẫu Đơn đặt hàng ở đâu? Hướng dẫn lập đơn đặt hàng thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hướng dẫn lập đơn đặt hàng thế nào?
Để lập một đơn đặt hàng đầy đủ và chính xác, các thông tin chi tiết cần được ghi rõ ràng về nhu cầu đặt hàng như số lượng, đơn giá và tổng số tiền. Địa điểm và thời gian giao hàng cũng phải được bên mua ghi cụ thể, làm căn cứ cho việc giao nhận và thanh toán theo đúng thỏa thuận.
Phần quan trọng không thể thiếu trong đơn đặt hàng là thông tin về sản phẩm. Mỗi mặt hàng nên được liệt kê rõ ràng với số thứ tự, tên sản phẩm, số lượng và đơn giá. Sự chính xác trong thông tin này rất quan trọng để tránh sai sót, nhầm lẫn dẫn đến mất thời gian trong việc vận chuyển và đổi trả hàng hóa.
Thời gian và địa điểm giao hàng cần được ghi cụ thể theo yêu cầu của bên mua. Địa chỉ cần chi tiết, chính xác bao gồm số nhà, ngõ, hẻm… để bên giao hàng có thể thực hiện việc giao hàng nhanh chóng và hiệu quả. Nếu có bất kỳ vấn đề gì về thời gian giao hàng, hai bên có thể liên hệ trao đổi để sắp xếp thời gian phù hợp.
Phương thức thanh toán cũng cần được nêu rõ, có thể là thanh toán theo tỉ lệ thỏa thuận như 50 – 50, 60 – 40, hoặc theo một hình thức khác. Thanh toán có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua chuyển khoản ngân hàng nếu điều kiện địa lý không cho phép gặp mặt trực tiếp.
Cuối cùng, đơn đặt hàng nên được lập thành hai bản, và bên cung cấp hàng hóa cần ký xác nhận đã tiếp nhận đơn đặt hàng để đảm bảo sự thỏa thuận giữa hai bên.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định về hoạt động mua bán hàng hóa như sau:
Giải thích từ ngữ
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể như sau:
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Căn cứ quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:
Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, hợp đồng mua bán hàng hóa là một hình thức của hợp đồng mua bán tài sản.
Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán. Ngược lại, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Lưu ý: Trong một số trường hợp pháp luật yêu cầu hoạt động mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản thì các bên cần tuân theo quy định đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?